|
Quý I/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 1,6 tỷ USD mặt hàng vải các loại, tăng 13,68% so với quý I/2012, tính riêng tháng 3/2013, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 625,6 triệu USD, tăng 59,5% so với tháng 2/2013 và tăng 3,24% so với tháng 3/2012.
Về giá nhập khẩu vải, trong tuần cuối tháng 3/2013, vải 100% polyester K57/58 (mã 55134900) nhập khẩu từ Trung Quốc thấp nhất đạt 1,22 USD/yard, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 2,07 USD/yard, CIF, Cảng Hải Phòng.
Giá vải nylon/spandex 80/20 (mã 55134900) nhập khẩu từ Đài Loan cạnh tranh hơn đạt 1,26 USD/mét, còn nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 1,45 USD/mét, CIF, Cảng Hải Phòng.
Giá vải 100% nylon khổ 55/57 (mã 5407420) nhập khẩu từ Đài Loan đạt 2,42 USD/yard, còn nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 2,56 USD/yard, CIF, Cảng Hải Phòng.
Giá vải 100% cotton K68/70 (mã 60062200) nhập khẩu từ Trung Quốc thấp hơn đạt 1,7 USD/yard, còn nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 1,83 USD/yard, CIF, Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh).
Các thị trường chính cung cấp vải cho Việt Nam trong thời gian này là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… trong đó, Trung quốc là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu vải sang Việt Nam. Nếu như trong năm 2011, kim ngạch nhập khẩu vải các loại từ Trung Quốc là 2,799 tỉ USD thì năm 2012, trị giá vải nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đường chính ngạch đã lên đến 3,04 tỉ USD. Ba tháng đầu năm, Trung Quốc chiếm tới 43,3% tổng kim ngạch nhập khẩu vải từ các thị trường, với kim ngạch 711,4 triệu USD, tăng 30,72% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 3/2013, kim ngạch nhập khẩu vải từ thị trường này là 259,6 triệu USD, tăng 3,24% so với tháng 3/2012.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch trong tháng là 133 triệu USD, tăng 27,06% so với tháng 3/2012, tính chung 3 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 343,7 triệu USD vải các loại từ thị trường Hàn QUốc, tăng 26,39% so với cùng kỳ, chiếm 20,9% thị phần.
Đáng chú ý, tuy kim ngạch nhập khẩu vải từ thị trường Bỉ chỉ đạt 1,1 triệu USD, nhưng đây lại là thị trường có sự tăng trưởng cao hơn cả, tăng 178,8% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu vải từ các thị trường hầu như đều tăng trưởng, chỉ có một số thị trường giảm kim ngạch đó là: Indonesia giảm 15,20%; Hoa Kỳ giảm 23,77%; Pháp giảm 49,59% và Thổ Nhĩ Kỳ giảm 73,23% - đây cũng là thị trường có kim ngạch giảm nhiều nhất.
Thống kê thị trường nhập khẩu vải tháng 3, 3 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNNK T3/2013 |
KNNK 3T/2013 |
KNNK T3/2012 |
KNNK 3T/2012 |
% +/- KN so T3/2012 |
% +/- KN so cùng kỳ |
Tổng kim ngạch |
625.610.098 |
1.639.518.529 |
605.969.284 |
1.442.253.757 |
3,24 |
13,68 |
Trung Quốc |
259.685.952 |
711.436.207 |
237.619.304 |
544.252.308 |
9,29 |
30,72 |
Hàn Quốc |
133.002.046 |
343.722.284 |
104.679.597 |
271.953.089 |
27,06 |
26,39 |
Đài Loan |
117.315.880 |
268.436.356 |
99.610.823 |
227.239.192 |
17,77 |
18,13 |
Nhật Bản |
39.704.632 |
110.904.481 |
31.717.931 |
101.769.287 |
25,18 |
8,98 |
Hongkong |
26.920.619 |
78.652.514 |
28.015.003 |
70.319.361 |
-3,91 |
11,85 |
Thái Lan |
15.029.705 |
41.755.409 |
11.887.652 |
33.183.976 |
26,43 |
25,83 |
Malaixiai |
5.408.592 |
13.300.023 |
2.779.445 |
9.205.480 |
94,59 |
44,48 |
Ấn Độ |
3.733.835 |
11.600.622 |
3.004.576 |
9.146.064 |
24,27 |
26,84 |
Indonesia |
4.016.130 |
9.979.358 |
4.213.480 |
11.767.496 |
-4,68 |
-15,20 |
Italia |
4.210.749 |
8.909.172 |
3.056.282 |
8.449.195 |
37,77 |
5,44 |
Đức |
2.926.860 |
8.214.590 |
3.230.227 |
7.649.219 |
-9,39 |
7,39 |
Pakixtan |
3.539.550 |
8.052.524 |
4.075.334 |
7.722.902 |
-13,15 |
4,27 |
Hoa Kỳ |
2.109.092 |
3.832.445 |
1.839.327 |
5.027.689 |
14,67 |
-23,77 |
Anh |
884.190 |
1.728.528 |
695.975 |
1.434.193 |
27,04 |
20,52 |
Bỉ |
430.048 |
1.147.414 |
100.535 |
411.554 |
327,76 |
178,80 |
Pháp |
422.233 |
1.081.154 |
823.589 |
2.144.641 |
-48,73 |
-49,59 |
Singapore |
403.909 |
995.888 |
209.419 |
547.611 |
92,87 |
81,86 |
Philippin |
161.089 |
753.774 |
254.820 |
542.700 |
-36,78 |
38,89 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
22.424 |
580.622 |
969.545 |
2.168.809 |
-97,69 |
-73,23 |
Đan Mạch |
55.849 |
75.744 |
28.822 |
60.661 |
93,77 |
24,86 |
(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)
Một khó khăn đối với thị trường vải may mặc hiện nay là đang phải chống đỡ với hàng nhập khẩu đến từ các nước ASEAN và Trung Quốc.
Các nhà sản xuất trong nước lo ngại sẽ rơi vào cảnh khốn đốn hơn nếu hàng rào bảo vệ hàng trong nước chưa được dựng lên hữu hiệu khi Hiệp định thương mại ASEAN + 1 (các nước ASEAN và Trung Quốc) hoàn toàn có hiệu lực vào năm 2015.
Vải may mặc là một trong những mặt hàng mà hàng nhập ngoại đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Thuế nhập khẩu mặt hàng vải may mặc cũng đang dần dần được cắt giảm theo lộ trình tại Hiệp định FTA ASEAN - Trung Quốc.
Theo vinanet
|