Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Sản lượng đậu tương Ấn Độ sẽ đạt mức cao kỷ lục

5/31/2013 9:43:43 AM

Những người trồng đậu tương Ấn Độ, nước xuất khẩu thức ăn chăn nuôi chiết xuất từ hạt có dầu lớn nhất châu Á, có thể thúc đẩy trồng trong năm nay do giá tăng năm thứ 5 liên tiếp, khả năng nâng sản lượng  đậu tương lên mức cao kỷ lục.

Diện tích trồng hạt có dầu có thể tăng 5-7% so với 107 triệu ha (tương đương 264 triệu acre) trong năm 2012, Rajesh Agrawal, một phát ngôn viên của Hiệp hội các nhà chế biến đậu tương Ấn Độ cho biết. Vụ thu hoạch đạt mức cao nhất mọi thời đại 126 triệu tấn vào năm ngoái.

Giá đậu tương tại Mumbai tăng 19% trong năm nay, tăng hơn 5,1% so với bông.

Giá đậu tương kỳ hạn tại Ấn Độ đã tăng mỗi năm kể từ năm 2009, gần gấp đôi trong thời gian này, do nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng từ những người mua Iran, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á. Vụ thu hoạch lớn hơn có thể thúc đẩy xuất khẩu và đẩy nhanh sự suy giảm giá khô đậu tương kỳ hạn tại Chicago, giảm 20% kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 9. Điều này có thể cũng cắt giảm nhập khẩu dầu ăn bởi nước mua lớn thứ hai thế giới, “Diện tích tại Maharashtra và Madhya Pradesh có thể tăng”, Agrawal đề cập đến các bang trồng đậu tương lớn nhất của Ấn Độ, “Việc trồng trọt đậu tương nên khuyến khích trong năm nay do thu nhập tốt hơn so với trồng bông”. Giá đậu tương tại Mumbai tăng lên 19% trong năm nay, tăng hơn 6,1% so với giá bông. Diện tích trồng bông có thể giảm trong năm nay sau cơn mưa gió mùa yếu nhất trong 3 năm, dẫn đến thiếu hụt nước tại khu vực trồng chính, khảo sát của Bloomberg cho thấy hôm 8/4. Việc gieo trồng bắt đầu vào mùa mưa tháng 6 và các loại cây trồng được thu hoạch từ tháng 10.

Mưa gió mùa, đưa lại hơn 70% lượng mưa của Ấn Độ, đạt 8% dưới mức trung bình của năm ngoái, Cục khí tượng Ấn Độ cho biết. Điều này đã làm suy giảm nguồn nước có sẵn để tưới cho cây trồng tại các bang Maharashtra, Gujarat và Karnataka.

Hạn hán ở một số vùng của bang Maharashtra, khu vực trồng đậu tương và mía đường lớn thứ hai, có thể không ảnh hưởng đến cây trồng và năng suất trong năm nay, Agrawal cho biết, Madhya Pradesh chiếm gần 60% sản lượng đậu tương của Ấn Độ.

Xuất khẩu khô đậu tương từ Ấn Độ giảm 11%, xuống còn 34 triệu tấn năm 2012/13 do những người nông dân tổ chức lại sản xuất trong giai đoạn đầu của vụ thu hoạch, Hiệp hội chiết xuất dung môi Ấn Độ cho biết. Xuất khẩu có thể đạt 4 triệu tấn trong năm kết thúc 30/9, Agrawal cho biết.

Giá khô đậu tương giao kỳ hạn tháng 7 tăng 0,9% lên 432,1 USD/2.000 pound tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago. Giá khô đậu tương kỳ hạn đật mức cao nhất mọi thời đại 541,8 USD/tấn hôm 4/9. Giá đậu tương kỳ hạn tăng 0,7% lên 14,8675 USD/bushel tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago, trong khi đó giá đậu tương tăng 0,3% lên 3.811 rupee (tương đương 68 USD)/100 kg tại Mumbai.

“Vụ thu hoạch đậu tương được mùa cũng sẽ giảm nhập khẩu dầu thực vật ở nước này”, Agrawal cho biết “Sản lượng hạt có dầu khác như lạc và hạt cải dầu sẽ cần phải phát triển tác động lớn hơn đến nhập khẩu”.

Nhập khẩu dầu ăn bởi các quốc gia Đông Nam Á, nước tiêu thụ lớn nhất sau Trung Quốc, tăng 12%, lên 53 triệu tấn trong 6 tháng đến tháng 4, Ấn Độ đã mua dầu cọ từ Indonesia và Malaysia, dầu đậu tương từ Brazil và Argentina.

“Chúng tôi đang nhập khẩu một khối lượng lớn hạt có dầu”, Vijay Data, chủ tịch Hiệp hội chiết xuất dung môi Ấn Độ cho biết.

Theo vinanet

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu sang Nga trong 6 tháng đầu năm tăng gần 100% (9/16/2014 9:55:58 AM)
Nga có thể nhập titan từ Việt Nam nếu nguồn cung Ukraine gián đoạn (6/19/2014 9:48:37 AM)
Sản lượng container tăng ở các cảng chính của Ấn Độ (6/16/2014 9:10:35 AM)
Hệ thống cảng Pháp tại Le Harve ghi điểm với các chủ hàng Ấn Độ (6/11/2014 9:06:36 AM)
Giá nhân điều Ấn Độ tăng (6/2/2014 10:34:23 AM)
Cơ hội tăng xuất khẩu vào Nga (5/28/2014 9:24:43 AM)
Sản lượng container tăng tại các cảng chính của Ấn Độ (5/15/2014 9:33:49 AM)
Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ dự báo đạt kỷ lục nhờ xuất khẩu tôm (5/6/2014 11:22:00 AM)
WWL bổ sung cảng đến Nga (4/28/2014 10:01:44 AM)
Giá hạt tiêu Ấn Độ cao kỷ lục lịch sử (4/24/2014 9:32:28 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Thị trường lao động Angola: Tiềm năng nhiều, rủi ro không ít (5/31/2013 9:43:08 AM)
Nguy cơ “thua trên sân nhà” vì hạn mức chi phí tiếp thị (5/30/2013 9:55:31 AM)
Làm ăn với Trung Quốc: Cảnh giác với những nghịch lý (5/30/2013 9:51:24 AM)
Xăng dầu “lỗ”, nhấp nhổm tăng giá (5/30/2013 9:35:20 AM)
Nguồn cung toàn cầu tăng giữ giá cà phê thấp (5/30/2013 9:34:46 AM)
Thái Lan: Ủy ban Chính sách Gạo đề nghị Chính phủ bán gạo dự trữ (5/30/2013 9:34:18 AM)
Việt Nam – EU: Quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư không ngừng tăng trưởng (5/30/2013 9:32:56 AM)
Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (5/30/2013 9:19:02 AM)
Vụ thu hoạch lúa mì Ukraine năm 2013 có thể đạt đỉnh điểm 19 triệu tấn (5/29/2013 9:08:35 AM)
Doanh nghiệp được cơ cấu nợ đến tháng 6/2014 (5/28/2013 9:35:37 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com