Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Vào tốp 5 nước sản xuất hàng dệt may hàng đầu thế giới

10/2/2013 9:54:42 AM

Chuẩn bị cho Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kí kết, tận dụng lợi thế của Việt Nam có thể tăng lợi nhuận cho những đơn hàng xuất khẩu khi thuế xuất ưu đãi, các nhà sản xuất hàng dệt may trên thế giới đang dịch chuyển về Việt Nam.

 

Với nỗ lực giúp Việt Nam lọt vào top 5 nước sản xuất hàng dệt may hàng đầu thế giới vào năm 2020, t hời gian qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã nỗ lực chuẩn bị và đón đầu Hiệp định này qua việc phối hợp cùng với công ty sản xuất len Ôxtrâylia (Woolmark) nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp Việt Nam thiết lập và phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng len ra thế giới với dự án "Việt Nam trên đường hội nhập" .

 

Nhằm hướng tới phát triển một chuỗi cung ứng bền vững ở Việt Nam và mở rộng thị trường bằng cách giới thiệu len lông cừu Merino vào hệ thống, Tổng Giám Đốc phát triển và thương mại hóa sản phẩm của Woolmark, Jimmy Jackson cho biết: Dự án một mặt quảng bá thương hiệu Woolmark thuộc sở hữu Công ty đổi mới Len Úc (AWI), đồng thời mang thương hiệu len Việt Nam ra thị trường thế giới với các dòng sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao.

 

Việt Nam là nước đứng đầu danh sách mở rộng thị trường của công ty với nhiều tiêu chí quan trọng như: rủi ro thấp, nguồn nhân lực dồi dào, là nước xuất khẩu lớn và ngày càng tăng các sản phẩm dệt may, các thỏa thuận thương mại lớn vào Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Là cơ quan độc quyền về len Merino trên toàn thế giới, công ty Woolmark thấy sự cần thiết phải thay đổi đối với cả hai loại xơ tự nhiên và cao cấp trong lĩnh vực dệt may Việt Nam và len lông cừu Merino Ôx-trây-li-a là hoàn toàn phù hợp. Do đó, khi phối hợp với Woolmark trong lĩnh vực len lông cừu, Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển, tăng lợi nhuận của ngành công nghiệp dệt may và tạo ra tính cạnh tranh so với những thị trường khác.

 

Theo ông Jimmy Jackson-Tổng Giám đốc Phát triển và Thương mại hóa sản phẩm công ty Woolmark, đây là thời điểm thích hợp cho len lông cừu trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Dự án Việt Nam trên đường hội nhập ban đầu sẽ tập trung vào lĩnh vực dệt kim và dệt thoi với sự tham gia của 38 doanh nghiệp. Công ty đang tập trung vào việc chuyển giao công nghệ, thông qua đào tạo và nghiên cứu phát triển sản phẩm với 26 doanh nghiệp nữa. Các chuyên gia kỹ thuật của công ty tại Việt Nam đang hướng dẫn cách dệt thoi, hoàn tất và kĩ thuật sản xuất len lông cừu cho các doanh nghiệp trong ngành.

 

Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho hay: Đầu năm 2011, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn chưa biết đến len lông cừu,. Nhưng nay là thời điểm tốt nhất để phát triển sản phẩm len lông cừu ở Việt Nam. Những loại sản phẩm hiện có ở Việt Nam như cotton, polyester, acrylic đã đến hồi bão hòa. Giờ đây Việt Nam cần loại sản phẩm thời trang, có giá trị gia tăng cao hơn, đẳng cấp hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Đó chính là hàng len lông cừu, một sản phẩm chiến lược.

 

Nếu như trước đây, 70% số lông cừu của AWI được xuất sang Trung Quốc thì thời gian này Trung Quốc không còn là điểm hấp dẫn đối với AWI do giá nhân công đã tăng cao khiến cho AWI quyết định tìm thị trường khác để chuyển hướng cho ngành len của Úc. Chính vì vậy, Việt Nam có nền tảng công nghiệp dệt may phát triển, lao động dồi dào và có tay nghề cao, Đặc biệt, trong quá trình sơ chế len từ cừu cần rất nhiều nước, Việt Nam có lượng mưa hàng năm lớn cộng với 394 con sông trên cả nước nên AWI đã quyết định thực hiện dự án này tại Việt Nam.

 

Nhìn nhận về vấn đề này, các chuyên gia trong ngành cũng nêu rõ việc Việt Nam hiện đứng thứ 5 về xuất khẩu dêt may toàn cầu, cùng đó ngành Dệt May Việt Nam vẫn luôn đặt mục tiêu tăng trưởng lượng xuất khẩu. Vì vậy. Việt Nam cần có chiến lược vượt lên trong cạnh tranh để giữ vị thế. Trong đó, Việt Nam không chỉ chú trọng đến chỉ số xuất khẩu, mà còn đặc biệt quan tâm đến giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, nghĩa là giá trị lợi nhuận thu về phải ngày một cao hơn. Vì lẽ đó, những mặt hàng đẳng cấp, giúp tăng chỉ số hiệu quả sản xuất kinh doanh như hàng len lông cừu là giải pháp tốt.

 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Vân, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Dệt len mùa đông cho hay: Thời gian qua, công ty chúng tôi đã dệt thành công sản phẩm len lông cừu đối với sản phẩm áo len nam. Mặc dù giá thành vẫn còn cao hơn so với các sản phẩm len khác nhưng bước đầu đã được thị trường chấp nhận một cách hào hứng.

 

Chính vì vậy, công ty dệt len Mùa đông đang đặt mục tiêu sẽ tiếp tục áp dụng dệt len lông cừu đối với sản phẩm áo len nữ và áo len trẻ em. Hy vọng thời gian tới người tiêu dùng Việt Nam sẽ được sử dụng những sản phẩm chất lượng ngoại mà giá thành nội địa. Đấy cũng là cách kéo các nhà sản xuất trong nước và người tiêu dùng nội địa xích lại gần nhau hơn cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu khi Việt Nam đã hội nhập cùng thị trường quốc tế.

 

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt may Việt Nam, "Dự án trên đường Hội nhập" đã làm việc với ngành dệt thoi Việt Nam, hợp tác với một số công ty có trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh. Công ty Woolmark đã tập trung vào việc chuyển giao công nghệ, thông qua việc đào tạo và nghiên cứu phát triển sản phẩm với các đối tác công nghiệp.

 

Các chuyên gia kỹ thuật của Woolmark đã đến Việt Nam và đang hướng dẫn cách dệt thoi, hoàn tất và kĩ thuật sản xuất len lông cừu. Mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tìm kiếm thị trường cho ngành len lông cừu của Việt Nam. Mức hỗ trợ sẽ được phê duyệt ngân sách hàng năm và ngân sách cho năm 2014 là 240.000 đô la Úc (gần 5 tỉ đồng Việt Nam).

 

Hiện Tập đoàn đang xúc tiến xây dựng một nhà máy dệt len để hội nhập cùng với dự án này. Thời gian thực hiện dự án sẽ phụ thuộc vào năng lực ứng dụng của các doanh nghiệp Việt Nam.

 

Tuy nhiên, phía AWI đặt mục tiêu trong giai đoạn 2013-2016 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được những sản phẩm đơn giản trong lĩnh vực hàng dệt kim như áo len mỏng, quần áo thấm mồ hôi, phụ kiện và tất...Đáng chú ý là phía AWI sẽ huấn luyện đến khi nào các doanh nghiệp Việt Nam tự tin sản xuất được sản phẩm từ lông cừu thì sẽ chuyển đến giai đoạn tiếp theo là tiếp thị sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong hội nhập.

 

Theo Báo điện tử Tầm Nhìn

TIN LIÊN QUAN
Dệt may Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế (6/17/2014 10:34:59 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Xuất khẩu dệt may đạt hơn 7,4 tỉ USD (6/5/2014 9:51:24 AM)
Cả nước đạt gần 6 tỷ USD từ xuất khẩu dệt may (5/28/2014 9:25:12 AM)
Xuất khẩu dệt may, da giày – Nhiều tín hiệu khả quan (5/19/2014 8:48:55 AM)
Tháng Tư đánh dấu tín hiệu khả quan từ dệt may và da giày (5/12/2014 10:08:13 AM)
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng ấn tượng (4/16/2014 9:31:32 AM)
Nhập khẩu xơ sợi dệt 2 tháng đầu năm trị giá trên 220 triệu USD (4/3/2014 9:43:58 AM)
Dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng trưởng thuận lợi (3/11/2014 10:24:05 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói tháng đầu năm giảm 2,47% kim ngạch (3/1/2014 9:21:25 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com