Thứ tư (2/10/2013), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhập khẩu dầu ở Đông Nam Á sẽ tănggấp đôi vào năm 2035, với chi phí 24 tỷ USD tại mức giá hiện nay, nhằm đáp ứng cho tăng trưởng nhu cầu năng lượng mạnh mẽ, cung cấp nhiên liệu cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong khu vực.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), nơi điều phối chính sách năng lượng cho nền kinh tế phát triển, cho biết nhập khẩu dầu của Đông Nam Á sẽ tăng lên hơn 5 triệu thùng mỗi ngày (bpd), tăng so với hiện tại 1,9 triệu thùng mỗi ngày, chỉ đứng sau Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc.
Mười nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ cùng với Trung Quốc và Ấn Độ đưa Châu Á trở thành trung tâm tăng trưởng nhu cầu năng lượng toàn cầu của thế giới do sử dụng năng lượng bình quân đầu người của 600 triệu dân Đông Nam Á vẫn còn rất thấp, chỉ bằng một nửa của trung bình toàn cầu.
IEA cho biết trong một thông cáo đặc biệt của họ, triển vọng năng lượng khu vực Đông Nam Á, "Đông Nam Á ngày càng phải đối mặt với việc phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu dầu mỏ, mà sẽ áp đặt chi phí cao và gây ra khả năng dễ bị gián đoạn".
IEA cho biết, Indonesia và Thái Lan dẫn đầu trong nhu cầu năng lượng trong khu vực, với các hóa đơn nhập khẩu dầu của họ tăng gấp 3 lần lên gần 70 tỷ USD vào năm 2035.
Trợ cấp nhiên liệu - chi phí cho khu vực này là 51 tỷ USD trong năm 2012, sẽ tiếp tục là một yếu tố quan trọng trong việc khiến cho thị trường năng lượng bị bóp méo, cơ quan này nói thêm.
Tổng nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng hơn 80 % vào năm 2035 để hỗ trợ nền kinh tế khu vực tăng gần gấp ba và dân số sẽ tăng gần 1/4, cơ quan này cho biết.
Điều này bao gồm sự gia tăng trong tiêu thụ dầu lên 6,8 triệu thùng dầu mỗi ngày từ mức 4,4 triệu thùng dầu mỗi ngày và tăng gấp 3 lần nhu cầu than trong giai đoạn 2011-2035.
Lĩnh vực năng lượng, sẽ cần phải thu hút khoảng 1 nghìn tỷ USD vốn đầu tư, sẽ là động lực quan trọng của việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng năng lượng có liên quan.
Than đá sẽ là sản phẩm có nhiều nhất trong hỗn hợp năng lượng của khu vực này vì nó tạo ra gần một nửa lượng điện của Đông Nam Á vào năm 2035, tăng từ mức ít hơn1/3 hiện nay, IEA cho biết. Điều này sẽ góp phần tăng gấp đôi lượng khí thải carbon dioxide liên quan đến các khu vực đạt 2,3 gigatonnes vào năm 2035.
Đối với khí tự nhiên, nhu cầu của khu vực sẽ tăng 80 % đến 250 tỷ mét khối (bcm) vào năm 2035, IEA cho biết.
Do nhu cầu năng lượng tăng lên, Đông Nam Á sẽ có ít khí tự nhiên và than xuất khẩu.
Các nhà sản xuất khí đốt quan trọng trong khu vực - Indonesia, Malaysia, Myanmar và Brunei - sẽ cắt giảm xuất khẩu ròng ở mức 14 bcm trong năm 2035, giảm so với 62 bcm hiện nay.
IEA dự báo rằng Indonesia sẽ vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu của than nhiệt.
Theo vinanet