|
Bỉ là đối tác thương mại Châu Âu lớn thứ sáu của Việt Nam: trao đổi thương mại giữa hai nước hiện nay khoảng 1,2 tỷ Euro mỗi năm. Kết thúc năm 2013, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Bỉ đạt 1,8 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2012, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD, tăng 15,53% và nhập khẩu đạt 502,1 triệu USD, tăng 22%.
Việt Nam xuất khẩu sang Bỉ các mặt hàng như giày dép, hàng dệt may, thủy sản, túi xách, cà phê, máy móc thiết bị…. trong đó mặt hàng giày dép là chủ yếu, chiếm 38,9% thị phần, đạt kim ngạch 516,4 triệu USD, tăng 27,64% so với năm 2012.
Đứng thứ hai về kim ngạch sau mặt hàng giày dép là hàng dệt may với 158,4 triệu USD, tăng 6,55% và hàng thủy sản tăng 16,51% đạt 106,8 triệu USD…
Nhìn chung, năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Bỉ đều tăng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng giảm về kim ngạch chỉ chiếm khoảng 45%. Trong số các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch thì mặt hàng sắt thép có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 551,88% mặc dù kim ngạch chỉ đạt 6,1 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Bỉ năm 2013
ĐVT: USD
|
KNXK
Năm 2013 |
KNXK
Năm 2012 |
% so sánh |
Tổng KNXK |
1.324.802.929 |
1.146.718.655 |
15,53 |
giày dép các loại |
516.482.671 |
404.648.158 |
27,64 |
hàng dệt, may |
158.459.554 |
148.720.007 |
6,55 |
hàng thủy sản |
106.825.960 |
91.688.581 |
16,51 |
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù |
97.897.986 |
85.798.465 |
14,10 |
cà phê |
94.161.865 |
127.190.126 |
-25,97 |
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
64.014.655 |
30.996.913 |
106,519 |
đá quý, kim loại và sản phẩm |
51.927.977 |
31.366.761 |
65,55 |
gỗ và sản phẩm |
28.174.946 |
41.469.148 |
-32,06 |
sản phẩm từ chất dẻo |
20.476.536 |
15.420.023 |
32,79 |
sản phẩm từ sắt thép |
17.184.479 |
10.610.085 |
6,54 |
Cao su |
11.709.550 |
15.430.577 |
-24,11 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
10.650.995 |
11.396.174 |
-6,5389 |
gạo |
10.373.122 |
13.510.560 |
-23,22 |
sản phẩm gốm sứ |
6.944.724 |
4.990.551 |
39,16 |
sắt thép các loại |
6.155.751 |
944.314 |
551,875 |
Sản phẩm từ cao su |
5.019.832 |
|
|
hạt điều |
4.994.459 |
3.284.141 |
52,08 |
hạt tiêu |
3.875.703 |
4.645.727 |
-16,57 |
sản phẩm mây, tre, cói thảm |
3.421.981 |
3.956.327 |
-13,51 |
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
2.590.252 |
6.342.335 |
-59,159 |
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Bỉ các mặt hàng như đá quý, dược phẩm, hóa chất…trong đó mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm có kim ngạch nhập cao nhất 107,2 triệu USD, tăng 34,1%; kế đến là dược phẩm 71,6 triệu USD, tăng 14,66%...
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Bỉ năm 2013
ĐVT: USD
|
KNNK
Năm 2013 |
KNNK
Năm 2012 |
% so sánh |
Tổng KNNK |
502.128.404 |
411.592.095 |
22,00 |
đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
107.205.248 |
79.943.973 |
34,10 |
dược phẩm |
71.667.394 |
62.505.832 |
14,66 |
hóa chất |
47.888.217 |
53.063.628 |
-9,75 |
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
43.619.725 |
35.056.674 |
24,43 |
kim loại thường |
20.882.710 |
27.320.676 |
-23,56 |
sản phẩm hóa chất |
14.586.161 |
13.557.239 |
7,59 |
phân bón các loại |
12.556.819 |
10.920.349 |
14,99 |
Sản phẩm từ sắt thép |
11.231.585 |
6.590.114 |
70,43 |
chất dẻo nguyên liệu |
10.202.213 |
11.834.154 |
-13,79 |
sắt thép các loại |
9.065.216 |
7.091.995 |
27,82 |
thức ăn gia súc và nguyên liệu |
6.234.878 |
5.749.880 |
8,43 |
sữa và sản phẩm |
5.453.636 |
3.304.285 |
65,05 |
máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện |
5.357.156 |
2.321.349 |
130,78 |
thuốc trừ sâu và nguyên liệu |
4.474.522 |
5.407.318 |
-17,25 |
vải các loại |
3.479.547 |
2.463.144 |
41,26 |
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Bỉ có nhiều tiềm năng nhất là chế biến nông sản, kết cấu hạ tầng đô thị (xử lý nước và rác thải), hàng hải (nạo vét), dịch vụ hậu cần và kho vận, và công nghệ xanh.
Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều qua các cảng biển và cảng hàng không của Bỉ sang thị trường châu Âu. Điều này cho phép Bỉ củng cố vị trí là “trung tâm dịch vụ hậu cần và kho vận”, đặc biệt đối với nông sản chế biến.
Các doanh nghiệp của Bỉ cũng có thể cung cấp bí quyết công nghệ trong lĩnh vực y tế. Ngoài ra, các tổ chức đào tạo (đại học và dạy nghề) có thể cung cấp các chương trình đào tạo cho các sinh viên Việt Nam mong muốn được học tập ở nước ngoài.
Theo Bộ Công Thương
|