|
EU là thị trường có vị trí hàng đầu trong xuất khẩu và tiếp nhận đầu tư của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, bình quân khoảng 15-20%/năm.
Từ năm 1995 đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 20 lần. Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu trên 24,3 tỷ USD và nhập khẩu 9,4 tỷ USD.
Trong 2 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU đạt 3,90 tỷ USD, tăng 6,24% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Áo và Bỉ những thị trường lớn nhất thuộc EU nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong đó Đức là thị trường lớn nhất, chiếm gần 20% tổng trị giá xuất khẩu.
Các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm 2014 là: điện thoại các loại & linh kiện; giày dép các loại; hàng dệt may; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện;…
Trong 2 tháng đầu năm 2014, những thị trường xuất khẩu có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước là: Tây Ban Nha tăng 13,59%; Italia tăng 12,22%; Bỉ tăng 45,54%; Ixrael tăng 52,66%; Látvia tăng 42,72%; Slôvenia tăng 43%; Bungari tăng 32,36%; Extonia tăng 53,13%; Lítva tăng 60,02%; Síp tăng tới 355,99%.
Hiệp định FTA Việt Nam-EU được ký kết sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nhiều ngành và lĩnh vực của Việt Nam cũng như tăng trưởng thương mại hai chiều.
EU cũng là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam với tổng số vốn đã đầu tư đạt 17 tỷ USD với 1.300 dự án. Đồng thời từ năm 2007-2013, EU đã cung cấp 5,2 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam, trong đó có 43% là viện trợ không hoàn lại.
Hiệp định được ký kết sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nhiều ngành và lĩnh vực của Việt Nam cũng như tăng trưởng thương mại hai chiều.
Trong đó, các ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ FTA gồm có: Dệt may, giày, chế biến thực phẩm (trong đó có thủy sản). Tuy nhiên, mức độ mở rộng năng lực sản xuất của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của EU về một số mặt hàng sẽ quyết định mức tăng tổng thể về tăng trưởng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, việc mở rộng năng lực sản xuất của Việt Nam cũng có nhiều lợi thế và thuận lợi, bởi FTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và cải tiến công nghệ nhờ vào việc áp thuế đối với các máy móc thiết bị công nghệ được giảm một cách tối đa, từ đó dịch chuyển năng suất và tăng đầu ra.
Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang EU 2 tháng năm 2014
Thị trường
|
2Tháng/2013 |
2Tháng/2014 |
2Tháng/2014 so với cùng kỳ năm trước (%) |
Trị giá (USD) |
Trị giá (USD) |
Trị giá |
Tổng |
3.672.448.497 |
3.901.764.354 |
+6,24 |
Đức |
773.802.128 |
748.619.136 |
-3,25 |
Anh |
570.493.995 |
521.589.659 |
-8,57 |
Hà Lan |
398.581.344 |
420.297.025 |
+5,45 |
Tây Ban Nha |
323.126.248 |
367.038.976 |
+13,59 |
Italia |
323.955.423 |
363.552.055 |
+12,22 |
Pháp |
350.876.799 |
361.773.378 |
+3,11 |
Áo |
267.624.061 |
285.371.577 |
+6,63 |
Bỉ |
189.154.357 |
275.290.185 |
+45,54 |
Thụy Điển |
112.190.092 |
112.714.299 |
+0,47 |
Ixrael |
54.802.206 |
83.659.026 |
+52,66 |
Ba Lan |
52.079.265 |
68.162.757 |
+30,88 |
Slovakia |
46.888.726 |
56.765.145 |
+21,06 |
Đan Mạch |
43.684.290 |
43.854.107 |
+0,39 |
Bồ Đào Nha |
39.329.493 |
33.306.404 |
-15,31 |
Séc |
24.721.513 |
31.146.942 |
+25,99 |
Hy Lạp |
27.035.415 |
30.470.347 |
+12,71 |
Latvia |
13.521.131 |
19.297.436 |
+42,72 |
Phần Lan |
13.160.024 |
14.131.584 |
+7,38 |
Rumani |
13.046.307 |
14.036.581 |
+7,59 |
Slôvenia |
7.705.705 |
11.019.392 |
+43,0 |
Hungari |
9.330.258 |
10.600.712 |
+13,62 |
Bungari |
6.160.714 |
8.148.186 |
+32,26 |
Síp |
1.526.898 |
6.962.472 |
+355,99 |
Lítva |
3.833.131 |
6.133.612 |
+60,02 |
Luxembourge |
4.443.491 |
5.716.800 |
+28,66 |
Estonia |
1.375.483 |
2.106.561 |
+53,15 |
Theo Bộ Công Thương
|