Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Ngành dệt may Việt Nam quá lệ thuộc vào vải nhập khẩu

4/25/2014 8:57:05 AM

May gia công được đánh giá là thế mạnh của Việt Nam, tuy nhiên, sự tập trung quá lớn vào thị trường xuất khẩu và sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vải nhập khẩu là điểm yếu cần khắc phục.

 

Đây là một trong những ý kiến được nêu ra trong hội thảo Triển vọng ngành dệt may Việt Nam dưới tác động của Hiệp định thương mại TPP do Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức.

 

Nguồn vải Việt Nam phải nhập khẩu chiếm tới 86% tổng nhu cầu, đây là hệ quả của tình trạng “Nút thắt cổ chai” tại khâu đoạn dệt nhuộm trong duỗi cung ứng dệt may của Việt Nam vốn tồn tại nhiều năm và chưa được cải thiện.

 

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, trong quý I/2014, ngành dệt may đã xuất khẩu 4,4 tỷ USD hàng dệt may, tăng 19,4% so với cùng kỳ, tuy nhiên Việt Nam cũng phải nhập khẩu gần 2 tỷ USD mặt hàng vải, tăng  17,81%. Tính riêng tháng 3/2014, Việt Nam nhập 785,3 triệu USD, tăng 38,8% so với tháng 2/2014.

 

Nguồn cung ứng vải cho Việt Nam trong thời gian này là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hongkong, Thái Lan, Ấn Độ. Trong đó, với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, Trung Quốc là thị trường chủ yếu cung cấp nguồn hàng vải cho Việt Nam, chiếm 47% thị phần, đạt 909,4 nghìn tấn, trị giá 27,83% so với cùng kỳ; kế đến là thị trường Hàn Quốc với 386,4 triệu USD, tăng 12,44%.  Đứng thứ ba là thị trường Đài Loan, tăng 16,87%, đạt 313,7 triệu USD. Đáng chú ý, tuy đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu, 154,6 triệu USD, nhưng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ lại có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt bậc, tăng 3936,36% so với cùng kỳ và thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là Thổ Nhĩ Kỳ, tăng 1045,34%, đạt kim ngạch 6,6 triệu USD.

 

Nhìn chung, 3 tháng đầu năm nay, nhập khẩu vải của Việt Nam từ các thị trường đều tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm gần 70%.

 

Sắp tới, khi Hiệp định thương mại TPP có hiệu lực, ngành may Việt Nam xác định mục tiêu trọng tâm là phải sản xuất được vải bằng cách cải thiện và xây mới các khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu về dệt, nhuộm và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Đây không chỉ là cơ hội lớn cho ngành may Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP: được giảm thuế suất từ 17% hiện nay về 0%, mà đây còn là điều kiện để ngành may Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới.

 

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu vải 3 tháng 2014

ĐVT: USD

 

NK 3T/2014

NK 3T/2013

% so sánh

Tổng kim ngạch

1.931.471.187

1.639.518.529

17,81

Trung Quốc

909.402.043

711.436.207

27,83

Hàn Quốc

386.493.354

343.722.284

12,44

Đài Loan

313.726.171

268.436.356

16,87

Hoa Kỳ

154.691.372

3.832.445

3.936,36

Nhật Bản

110.276.542

110.904.481

-0,57

Hongkong

47.213.629

78.652.514

-39,97

Thái Lan

46.778.564

41.755.409

12,03

Ấn Độ

14.240.753

11.600.622

22,76

Indonesia

14.236.879

9.979.358

42,66

Malaysia

12.981.519

13.300.023

-2,39

Italia

11.057.759

8.909.172

24,12

Pakistan

9.419.762

8.052.524

16,98

Đức

9.347.709

8.214.590

13,79

Thổ Nhĩ Kỳ

6.650.078

580.622

1.045,34

Anh

1.917.937

1.728.528

10,96

Pháp

1.271.564

1.081.154

17,61

Singapore

605.499

995.888

-39,20

Bỉ

556.401

1.147.414

-51,51

Philippines

220.303

753.774

-70,77

Đan Mạch

45.268

75.744

-40,24

 

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
Đẩy mạnh giao thương tiêu thụ vải bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống Trung Quốc (6/10/2014 9:38:24 AM)
Vải thiều Lục Ngạn có thể xuất sang Nhật Bản, châu Âu (6/9/2014 9:26:47 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam ngày càng tăng (11/6/2013 9:34:46 AM)
Khánh thành đường hầm Á - Âu đầu tiên (10/29/2013 10:57:19 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Đài Loan xuất khẩu vải thiều sang Australia (6/28/2013 9:45:17 AM)
Xuất, nhập khẩu qua số liệu mới nhất (6/18/2013 9:27:47 AM)
Kim ngạch nhập khẩu vải tăng so với cùng kỳ (5/8/2013 10:00:09 AM)
THÔNG TIN KHÁC
3 tháng, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt hơn 3,66 tỷ USD (4/24/2014 9:44:56 AM)
Xuất khẩu gạo sang châu Phi đang gặp khó (4/24/2014 9:44:25 AM)
Argentina – thị trường nhập khẩu dược phẩm chiếm 41,5% trong quý I/2014 (4/24/2014 9:34:46 AM)
Giá hạt tiêu Ấn Độ cao kỷ lục lịch sử (4/24/2014 9:32:28 AM)
FAO: Mậu dịch gạo thế giới chắc chắn tăng 5% (4/23/2014 9:49:04 AM)
Dân Campuchia kéo qua Việt Nam mua... muối (4/23/2014 9:48:11 AM)
Cà phê Việt Nam: nhu cầu tăng do người mua quay lại sau lễ Phục sinh (4/23/2014 9:47:25 AM)
Xuất siêu 1 tỷ USD và hơn thế… (4/23/2014 9:18:45 AM)
Việt Nam xuất khẩu hơn 165.000 tấn gạo trong nửa đầu tháng 4 (4/22/2014 10:39:05 AM)
Xuất siêu xấp xỉ 1 triệu USD (4/22/2014 10:37:49 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com