|
Sau 2 tháng XK mực, bạch tuộc sang Mỹ sụt giảm mạnh từ 34,4-42,3% so với cùng kỳ năm trước, sang tháng 3 và 4/2014, giá trị XK sang thị trường này có chiều hướng khả quan hơn, giá trị XK tăng từ 70-99% so với cùng kỳ năm 2013. Theo nhận định của một số DN XK hải sản lớn, có thể trong 2 quý tới, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này sẽ còn tốt đẹp hơn.
Tính đến hết tháng 4/2014, Mỹ là thị trường NK lớn thứ 7 của nhuyễn thể chân đầu Việt Nam (sau Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN, Trung Quốc - Hongkong và Nga), tổng giá trị XK mặt hàng này sang Mỹ sau 4 tháng cũng tăng 18% so với cùng kỳ năm 2013. Có thể đánh giá rằng, đây là một kết quả khá tốt sau 2 năm XK mực, bạch tuộc của Việt Nam chững lại liên tục trên thị trường Mỹ do khó cạnh tranh về giá so với các DN XK Trung Quốc.
Cũng giống như xu hướng NK của nhiều nước lớn như: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… đầu năm nay, Mỹ cũng tăng giá trị NK hàng bạch tuộc (mã HS 030759) lên hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đây lại là mặt hàng yếu thế của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, quý I/2014, nước này NK phần lớn bạch tuộc đông lạnh, muối hoặc ngâm nước muối (mã HS 030759) từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan. Và các nguồn nguyên liệu “khổng lồ” như: Mexico, Ấn Độ, Morocco. Thiếu bạch tuộc cho chế biến, XK và NK khó khăn do giá cao khiến cho các DN XK bạch tuộc Việt Nam chưa đáp ứng được đủ nhu cầu của các nhà NK lớn tại Châu Á như: Hàn Quốc và Nhật Bản để dành thêm thị phần cho Mỹ.
Mặc dù, theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, trong hai tháng 2 và 3/2014, NK mực, bạch tuộc từ Trung Quốc - nguồn cung dẫn đầu tại Mỹ đã giảm từ hơn 50% xuống còn 30% tổng giá trị NK. Tuy nhiên, điều đó không nói lên rằng xu hướng trong 2 quý tới, Mỹ giảm NK mực, bạch tuộc từ Trung Quốc. Bởi cho đến nay, các DN Trung Quốc vẫn đang “chi phối” hầu hết các kênh bán hàng, tiêu thụ tại Mỹ và chiếm thị phần áp đảo so với nhiều nguồn cung lớn tại Nam Mỹ, Châu Phi và cả ASEAN.
Dự báo, trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục tăng NK bạch tuộc (mã HS 030759) và mực, bạch tuộc đông lạnh (mã HS 030741-51). Tuy nhiên, chỉ có thể coi đây là sự chuyển hướng mới và tiềm năng cho các DN hải sản trước khi quyết định đẩy mạnh XK. Trong 2 quý tiếp, XK mực, bạch tuộc sang EU sẽ có chiều hướng tích cực hơn sang Mỹ.
Nhập khẩu mực, bạch tuộc của Mỹ 3 tháng đầu năm 2013-2014
Mặt hàng |
2013 |
2014 |
Tăng/
giảm (%) |
T1 |
T2 |
T3 |
3 tháng |
T1 |
T2 |
T3 |
3 tháng |
Tổng |
33.228 |
31.163 |
26.371 |
90.762 |
33.060 |
26.064 |
25.000 |
84.124 |
-7,31 |
Mực (030749) |
24.997 |
21.172 |
16.884 |
63.053 |
22.669 |
17.070 |
13.416 |
53.155 |
-15,7 |
Bạch tuộc (030759) |
3.787 |
4.338 |
5.274 |
13.399 |
5.686 |
4.458 |
5.935 |
16.079 |
20 |
Bạch tuộc chế biến (160555) |
1.819 |
2.769 |
1.609 |
6.197 |
1.525 |
1.722 |
2.873 |
6.120 |
-1,2 |
Mực chế biến (160554) |
2.552 |
2.732 |
2.353 |
7.637 |
2.962 |
2.393 |
2.753 |
8.108 |
6,16 |
Mực (030741) |
66 |
152 |
247 |
465 |
210 |
421 |
12 |
643 |
38,2 |
Bạch tuộc (030751) |
7 |
- |
4 |
11 |
8 |
- |
11 |
19 |
72,7 |
Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ (ĐVT: Nghìn USD) |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
|