Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu nông sản đối diện khó khăn

7/24/2014 11:13:33 AM

Xuất khẩu nông sản dự báo sẽ khó khăn trong những tháng tới. Cụ thể, tại thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng về lượng hàng tồn kho lớn dần.

Hiệp hội Sắn cho biết, tới nay giao dịch trầm lắng do các doanh nghiệp không thỏa thuận được đầu ra cho đơn đặt hàng mới. Nhiều doanh nghiệp, nhà máy khu vực miền Trung - Tây Nguyên phải thuê kho dự trữ tại Quy Nhơn. Theo đó, lượng hàng phía nam ra cảng Hải Phòng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, lượng hàng tồn kho tinh bột sắn đang ở con số khoảng 150 nghìn tấn trong đó có đơn vị tồn nhiều nhất cũng phải trên 20 nghìn tấn. Ví dụ Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi tồn 27.000 tấn; Công ty Thực phẩm và Đầu tư Fococev HCM tồn kho 25.0000 tấn.

Vẫn theo Hiệp hội, tình hình xuất khẩu thời gian tới tiếp tục trầm lắng do khách hàng ít. Nguyên nhân được chỉ ra: 85% thị phần xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn của Việt Nam sang Trung Quốc. Trong khi đó, phía Trung Quốc đã và đang mở rộng thị trường nhập khẩu theo cách mua lại hoặc đầu tư mới các nhà máy tinh bột sắn ở Campuchia, châu Phi… Điều đó tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp liên quan trực tiếp trong nước.Trong mối tương quan khác, Thái Lan là nước xuất khẩu tinh bột sắn lớn nhất thế giới đã tiếp tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ sản xuất và xúc tiến xuất khẩu ưu tiên, điều này càng khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu sắn Việt Nam trong việc cạnh tranh.

Với mặt hàng gạo, ngay từ đầu năm hạt gạo Việt Nam đã vấp phải không ít khó khăn khi tìm kiếm thị trường. Đến giữa tháng 7, lũy kế xuất khẩu gạo đạt 3,26 triệu tấn, trị giá FOB 1,408 tỷ USD, trị giá CIF 1,485 tỷ USD. Để hoàn thành được mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo năm nay, kỳ thực không hề đơn giản. Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhìn nhận, xuất khẩu gạo cuối năm trông chờ sự trở lại ở các thị trường truyền thống. Thế nhưng, hiện nay, cả gạo cấp thấp cũng như cấp cao của các nước Ấn Độ, Pakistan, Myanmar... lại bán giá mềm hơn gạo Việt Nam. Nguy cơ cạn dần thị trường hình như đang hiển hiện. Trong khi đó các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật lại đang đối diện với điều tra về chi phí sản xuất, nguồn đầu vào, các cơ chế tính giá và tiếp thị... Vì thế, khi đặt trong mối tương quan với gạo Thái Lan, gạo Việt Nam lại thua điểm.

Cùng với đà khó khăn chung, Hiệp hội Cao su VN cho biết đơn giá và số lượng đơn hàng xuất khẩu đang giảm với tỷ lệ tương ứng 10% và 33%, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Do lượng hàng ứ đọng nên sản phẩm cao su bị các doanh nghiệp nhập khẩu ép giá từ 3.000 USD/tấn (thời điểm tháng 6/2013), đến nay chỉ còn 1.984 USD/tấn.  Công ty CP cao su Tây Ninh (TRC), một trong những đơn vị xuất khẩu cao su hàng đầu cũng cho biết đang gặp khó khăn về đầu ra. Báo cáo của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) cho thấy, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới năm 2014 sẽ thừa khoảng 714.000 tấn.  Điều này khiến cho đầu ra của cao su Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất vất vả.

Đánh giá tình hình, bà Phan Thị Diệu Hà- Phó Cục trưởng Cục xuất khập khẩu cho rằng, một số nước vốn nhập khẩu hàng nông sản nhiều, nay đã quay sang thúc đẩy mặt hàng trong nước. Theo bà Hà, định hướng trong tương lai thay vì sản xuất và xuất khẩu hàng loạt các sản phẩm nông sản giá rẻ, chưa qua chế biến, số lượng nhiều, cần chuyển sang sản xuất những mặt hàng nông sản chất lượng cao đã qua chế biến, giá cao và hướng tới những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU...

Cũng cần nhắc lại, năm 2014 này, Bộ Công thương tiếp tục ưu tiên phê duyệt 19 đề án xúc tiến thương mại quốc gia cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ là 25,64 tỷ đồng, chiếm 36,6% kinh phí dành cho chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ông Tạ Hoàng Linh, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ, để duy trì, mở rộng thị trường, tăng trị giá và hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp, địa phương cần tăng cường xúc tiến thương mại tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước nhằm ký kết hợp đồng xuất khẩu. Cùng với đó đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của sản phẩm tạo cơ hội tìm kiếm thêm các khách hàng mới tiềm năng.

Theo Báo Đại Đoàn Kết.

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu nông sản có dấu hiệu phục hồi (7/30/2015 11:13:18 AM)
Hàng nông, thủy sản Việt Nam đã có những đối thủ cạnh tranh (6/8/2015 9:47:43 AM)
Nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang Nga giảm kim ngạch (6/2/2015 10:36:56 AM)
Những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đạt trên 1 tỷ USD (5/29/2015 10:22:46 AM)
Gỡ khó cho xuất khẩu nông sản (3/31/2015 10:22:43 AM)
Xuất khẩu nông sản vẫn là bài toán khó của người nông dân (3/19/2015 9:32:02 AM)
AFTA thách thức hàng nông sản (2/13/2015 10:26:02 AM)
Kết nối doanh nghiệp Việt kiều để đa dạng hóa thị trường nông sản (2/11/2015 10:30:56 AM)
Xuất khẩu nông sản với kỳ tích 30,8 tỷ USD (12/30/2014 10:15:35 AM)
Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản (12/11/2014 9:28:51 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Việt Nam nhập siêu gần 5 tỉ USD từ Singapore (7/24/2014 9:09:11 AM)
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nửa đầu năm 2014 (7/24/2014 9:06:12 AM)
Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng dương (7/24/2014 9:02:00 AM)
Thanh long: Giá tăng trở lại (7/24/2014 9:00:23 AM)
Xuất khẩu hàng hóa sang Bỉ tăng mạnh (7/24/2014 8:58:50 AM)
Nhập khẩu dược phẩm giảm trong nửa đầu năm 2014 (7/23/2014 10:18:06 AM)
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu hạt điều Việt Nam (7/23/2014 10:14:42 AM)
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam (7/23/2014 9:47:06 AM)
10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tính đến 15/7 (7/23/2014 9:45:15 AM)
Xuất khẩu dệt may đạt 10,38 tỉ USD (7/23/2014 9:39:04 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com