Lượng container đến Cát Lái tăng đột biến trong thời gian qua |
Bảy nguyên nhân gây ùn ứ
Theo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, có bảy nguyên nhân gây ùn ứ tại Cảng Cát Lái. Cụ thể, do kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dẫn đến sản lượng các cảng biển tăng, trong đó có Cảng Cát Lái. Thống kê cho thấy 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng XNK tại TP HCM tăng 13%, trong đó Cảng Cát Lái tăng 12%. Đặc biệt, sản lượng Cảng Cái Mép tăng mạnh tới 46% so với cùng kỳ trong khi trên 60% sản lượng thông qua Cảng Cái Mép phải chuyển về Cảng Cát Lái để giao hàng. Cùng với đó, việc siết chặt kiểm tra tải trọng phương tiện trên toàn quốc từ 1/4/2014 khiến các nhà xe phải gia tăng lượng xe, song điều này đòi hỏi thời gian, chi phí cũng khiến hàng hóa bị ùn ứ tại các cảng biển.
Theo ông Trần Du Lịch, nạn quá tải ở cảng Cát Lái vừa qua sẽ là bài học cho các nhà đầu tư khi thực hiện hệ thống kết nối giao thông đường bộ tại các cảng. Để giảm tải cho cảng Cát Lái, ngoài việc đẩy nhanh việc kết nối hạ tầng giao thông ở các cảng như Phú Hữu thì các cảng cần liên kết với nhau, đưa hàng về các cảng khác thuộc thành phố để san sẻ và giảm áp lực cho cảng này. |
Kể từ khi triển khai thông quan điện tử mới VNACCS/VCIS (9/6/2014), lượng container nhận về tăng lên (từ 300 – 350 cont/ngày) làm cho dung lượng container tồn bãi tích lũy và tăng dần từng ngày. Đáng chú ý là do quy trình kiểm tra toàn bộ lô container chứ không kiểm tra xác suất dẫn đến khách hàng phải chờ rất lâu (từ 2-3 ngày), để nhận hàng, đồng thời phát sinh chi phí.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM, Trần Du Lịch cho rằng, một trong những nguyên nhân gây quá tải ở Cảng Cát Lái là đầu tư hạ tầng chưa có sự kết nối đồng bộ. Đường dẫn vào cảng chưa đáp ứng được trong khi nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng.
Để nhanh chóng giảm tải, Cảng Cát Lái đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt như: Tăng chiều cao xếp chồng container; Cchuyển hết container rỗng ra khu vực ngoài cảng; Tận dụng tối đa khoảng trống để hạ container; Kết hợp nhập, xuất tàu đồng thời trong các thời điểm bãi quá tải nặng… Tân Cảng Sài Gòn cũng đã ban hành một loạt chính sách mới nhằm giảm tải cho Cảng Cát Lái, có hiệu lực từ 15/7 và 1/8. Cụ thể: Khuyến khích khách hàng tới cảng lấy container sớm hơn; Định mức số lượng container rỗng cho từng hãng tàu được phép để tại Cát Lái. Ngoài ra, cảng cũng đang xem xét ban hành một số giải pháp: Chuyển dịch vụ đóng rút hàng khỏi Cát Lái; tiếp tục chuyển một số chuyến tàu sang cập các cảng khác trong khu vực để dỡ hàng nhập.
Ngoài ra, Tân Cảng Sài Gòn còn đầu tư thêm 4 cẩu bờ, 6 cẩu bãi và mở rộng thêm diện tích bãi Cảng Cát Lái với tổng đầu tư gần 580 tỷ đồng. Đẩy nhanh thi công và mua sẵn thiết bị đưa cảng Tân Cảng - Hiệp Phước vào khai thác, kết hợp với Phú Hữu - Bến Nghé đưa cảng vào khai thác. Báo cáo thành phố cho phép phối hợp với cơ quan Hải quan làm việc 24/24h vào cả ngày nghỉ cuối tuần. Đề nghị cơ quan Hải quan xem xét soi hàng theo xác suất với một số mặt hàng. Phối hợp với các hãng tàu có tàu vào khu vực Cái Mép, thuyết phục khách hàng giao nhận trực tiếp tại Cái Mép thay vì chuyển về Cát Lái để giảm tải cho Cát Lái...