Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thu bộn tiền từ xe tải nặng

8/6/2014 9:49:40 AM

Để có kinh phí cải tạo hệ thống đường sá, cầu cống, Đức mở rộng phạm vi thu phí với xe nước ngoài đi qua lãnh thổ bằng việc áp dụng mức thu phí giao thông đối với xe tải nặng.

Sẽ mở rộng danh sách thu phí đối với xe tải
 
Tính đến 31/12/2013, tổng số tiền thu được từ nguồn này đóng góp vào ngân khố của chính phủ liên bang đã đạt mức 35 tỷ euro trong vòng 9 năm, tỉ lệ thu phí đạt 99,9%, vượt 0,9% so với cam kết của cơ quan chịu trách nhiệm thu phí. 158.600 công ty vận tải và giao nhận trong và ngoài nước đã đăng kí nộp phí cho hơn một triệu đầu xe tải, trong đó một nửa là xe đến từ các quốc gia láng giềng. Hơn 776.000 xe đã lắp thiết bị nộp phí tự động. 

Tháng 3/2014, Bộ trưởng Bộ GTVT Đức Alexander Dobrindt công bố một số thay đổi đối với chính sách thu phí dành cho xe tải sau ba tháng lên nắm quyền. Ông không ngần ngại cho biết, vào đầu năm 2015, sẽ mở rộng danh sách thu phí đối với xe tải. Tất cả xe có tải trọng 7,5 tấn trở lên cũng phải nộp phí giao thông khi đi lại trên đường quốc lộ, cao tốc. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm khoảng 80.000 xe tải nộp phí giao thông hàng năm cho Đức. Đồng thời, năm 2018, sẽ bổ sung vào danh sách đường phải thu phí thêm 1.000km quốc lộ có làn giao thông kép. Ông Dobrindt cũng đã trấn an các công ty vận tải rằng mặc dù danh sách đường thu phí dài ra nhưng mức phí giao thông đối với xe tải sẽ không vượt quá 100 euro/năm. 

Rõ ràng, tư duy Âu - Á trong quản lý giao thông khá khác biệt. Trong khi châu Á cố gắng hạn chế ùn tắc bằng cách nâng cấp, mở rộng đường sá thì châu Âu chọn biện pháp xử lý đơn giản hơn nhiều: Đặt ra các loại phí giao thông có thể. 
 
Thu phí để cải tạo đường

Là một trong những quốc gia sở hữu hệ thống quốc lộ và cao tốc có lưu lượng giao thông lớn nhất châu Âu, Đức có khoảng 13.000km đường cao tốc và 40.000km đường chính. Theo ông Alexander Eisenkopt - chuyên gia về quản lý giao thông tại Đại học Zeppelin: “Đa số hệ thống đường này đã cũ nát, xuống cấp. Các cây cầu đều có vấn đề nghiêm trọng. Khá nhiều cầu đường phải ngừng hoạt động một phần hoặc hoàn toàn và quá trình nâng cấp tu sửa gặp quá nhiều khó khăn. Các đô thị lớn đều có vấn đề rắc rối trong đầu tư giao thông”. 

Chính phủ liên bang dự kiến sẽ chi khoảng 7 tỷ euro vào năm 2017 để xây dựng mới và duy tu hệ thống đường hiện có. Tuy nhiên, tiền từ đâu và ai là người phải trả tiền cho đường sá? Đó là câu hỏi các chính trị gia Đức đã đặt ra không ngừng trong suốt quá trình tìm kiếm nguồn tài chính cũng như giải pháp hạn chế tình trạng hạ tầng cơ sở kém chất lượng. Không chỉ là loại phương tiện khiến hạ tầng giao thông ở Đức nhanh chóng xuống cấp, xe tải còn đến từ các nước láng giềng. Kể cả khi đã là một khối châu Âu thống nhất, cũng chẳng có lý do gì nước Đức phải chi một khoản tiền khổng lồ sửa chữa đường sá hàng năm cho những người anh em châu Âu sử dụng tràn lan. 

Phí giao thông dành cho xe tải áp dụng ở mức 12,4 eurocent (10 US cent) cho một km đường đi đối với xe có tải trọng 12 tấn trở lên, ước tính 1/3 xe tải phải nộp phí là xe của các nước láng giềng. Do đó, chính sách áp phí này được cho rằng đánh kha khá vào hầu bao của các chủ xe nước ngoài. Điều này khó chấp nhận với đa số lái xe vốn quen việc đi đường miễn phí nên chỉ trong hai ngày đầu tiên thực hiện, cơ quan thu phí đã phát hiện và bắt quả tang 500 trường hợp trốn phí. Mỗi lái xe phạm luật phải trả khoản tiền phạt trị giá 75 euro (101USD). Chính phủ Đức khi đó tuyên bố nếu vi phạm lần nữa sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 20.000 euro. 

Từ ngày 1/1/2005, Đức chính thức triển khai hệ thống thu phí giao thông đối với xe tải vận chuyển hàng hóa trên hệ thống quốc lộ và cao tốc. Chủ sở hữu phương tiện có thể nộp phí theo ba cách đơn giản. Một là nộp phí thông qua mạng Internet sau khi đăng kí tài khoản trên website của công ty quản lý thu phí, hai là nộp tại trạm thu phí trên đường, ba là lắp hệ thống nộp phí tự động trên xe.
 
Theo DW.de và driveeuropennews.com
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Hình ảnh đường sắt trên cao Hà Nội bị “lụt” tiến độ (8/5/2014 9:50:49 AM)
Nhà thầu tái mặt với xe Howo 60 tấn "hành quân" phá đường (8/5/2014 8:45:03 AM)
Mật phục bắt xe quá tải khắp nơi (8/4/2014 8:50:39 AM)
Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải (8/2/2014 9:28:08 AM)
Thu chi một đồng Quỹ bảo trì đều phải minh bạch (8/2/2014 9:22:55 AM)
Phụ phí “đè” thủy sản (8/1/2014 9:57:17 AM)
Thái Lan công bố chiến lược giao thông quốc gia (8/1/2014 9:08:01 AM)
Chậm xã hội hóa nạo vét đường thủy, vì sao? (8/1/2014 8:51:00 AM)
Phó Thủ tướng chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm tiêu cực trạm cân (7/31/2014 8:53:08 AM)
Nhiều chủ xe cố ý hiểu nhầm việc tăng tải sơ- mi rơ- moóc (7/31/2014 8:51:20 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com