Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 10,5 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc, tăng 6,34% so với cùng kỳ năm trước – đây cũng là thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn đứng thứ hai sau Trung Quốc.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường này, chiếm 23,3% tổng kim ngạch, tương đương với 2,4 tỷ USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước lại giảm 0,5%.
Đứng thứ hai về kim ngạch là máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, tăng 9,87% so với cùng kỳ, đạt 1,4 tỷ USD.
Ngoài những mặt hàng nhập khẩu chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ Hàn Quốc các mặt hàng khác nữa như vải, điện thoại và linh kiện, sắt thép…
Trong 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ thị trường có các mặt hàng tăng trưởng dương như: vải các loại, xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, kim loại, khí đốt hóa lỏng… trong đó nhập khẩu mặt hàng sản phẩm từ kim loại thường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 73,62%.
Đáng chú ý, trong thời gian này Việt Nam nhập khẩu thêm một số mặt hàng từ thị trường Hàn Quốc như: quặng và khoáng sản, rau quả, chất thơm mỹ phẩm với chế phẩm vệ sinh, thủy tinh, máy ảnh máy quay phim và linh kiện.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc nửa đầu năm 2014 – ĐVT: USD
|
KNNK 6T/2014 |
KNNK 6T/2013 |
% so sánh |
Tổng KN |
10.529.042.814 |
9.900.837.874 |
6,34 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
2.460.607.491 |
2.472.955.175 |
-0,50 |
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
1.488.344.416 |
1.354.693.302 |
9,87 |
điện thoại các loại và linh kiện |
928.652.170 |
1.092.652.132 |
-15,01 |
vải các loại |
900.112.369 |
812.442.719 |
10,79 |
chất dẻo nguyên liệu |
569.021.427 |
572.009.250 |
-0,52 |
sắt thép các loại |
480.864.946 |
586.849.341 |
-18,06 |
xăng dầu các loại |
420.176.535 |
278.517.925 |
50,86 |
nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
403.060.694 |
334.754.370 |
20,40 |
kim loại thường khác |
368.254.421 |
282.421.411 |
30,39 |
sản phẩm từ chất dẻo |
357.040.512 |
229.891.180 |
55,31 |
sản phẩm từ sắt thép |
311.204.583 |
313.581.594 |
-0,76 |
sản phẩm hóa chất |
202.118.853 |
132.202.846 |
52,89 |
linh kiện, phụ tùng ô tô |
195.990.324 |
137.613.860 |
42,42 |
hóa chất |
162.539.521 |
163.908.297 |
-0,84 |
ô tô nguyên chiếc các loại |
112.067.401 |
87.584.065 |
27,95 |
xơ, sợi dệt các loại |
94.177.294 |
85.616.500 |
10,00 |
dược phẩm |
78.306.081 |
74.201.913 |
5,53 |
giấy các loại |
66.429.691 |
64.506.936 |
2,98 |
cao su |
65.188.451 |
74.491.415 |
-12,49 |
sản phẩm từ kim l oại thường khác |
55.538.932 |
31.989.614 |
73,62 |
sản phẩm khác từ dầu mỏ |
54.313.025 |
46.308.209 |
17,29 |
dây điện và dây cáp điện |
46.990.346 |
59.296.605 |
-20,75 |
sản phẩm từ cao su |
45.610.930 |
33.098.598 |
37,80 |
sản phẩm từ giấy |
26.110.371 |
23.632.148 |
10,49 |
phương tiện vận tải khác và phụ tùng |
25.286.550 |
41.986.684 |
-39,77 |
phân bón các loại |
17.705.252 |
33.019.947 |
-46,38 |
thức ăn gia súc và nguyên liệu |
16.853.295 |
13.814.111 |
22,00 |
hàng thủy sản |
16.840.597 |
8.314.886 |
102,54 |
hàng điện gia dụng và linh kiện |
16.775.291 |
15.068.165 |
11,33 |
thuốc trừ sâu và nguyên liệu |
12.238.877 |
13.663.160 |
-10,42 |
đá quý, kim loiaj và sản phẩm |
11.028.315 |
10.193.852 |
8,19 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
7.356.283 |
5.195.715 |
41,58 |
sữa và sản phẩm |
4.778.939 |
5.759.390 |
-17,02 |
bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc |
3.761.408 |
3.760.214 |
0,03 |
khí đốt hóa lỏng |
3.430.075 |
3.095.159 |
10,82 |
dầu mỡ động thực vật |
2.234.989 |
2.390.104 |
-6,49 |
bông các loại |
2.005.238 |
1.601.853 |
25,18 |
nguyên phụ liệu dược phẩm |
1.865.714 |
2.494.096 |
-25,19 |
Vượt qua Singapore một cách ngoạn mục, đứng sít sao ngay sau các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam về tổng vốn lũy kế tính đến hết 7 tháng của năm 2014 với 32,8 tỷ USD. Hàn Quốc đang trở thành “hiện tượng” của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam về cả số dự án lẫn tổng vốn khi chỉ trong thời gian ngắn (3 năm) các nhà đầu tư xứ Kim chi đã vượt qua các nhà đầu tư đến từ Singapore và đài Đài Loan để cạnh tranh quyết liệt với ngôi đầu của Nhật Bản trong sân chơi FDI.
Theo Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), tổng vốn FDI lũy kế của Nhật Bản tại Việt Nam hiện vẫn là lớn nhất với 36,1 tỷ USD, trong khi Hàn Quốc chỉ kém 4 tỷ nữa là bằng với nhà đầu tư số 1 này. Tuy nhiên, trong vòng 1 năm trở lại đây, theo quý và năm các nhà đầu tư Hàn Quốc luôn vượt mặt các nhà đầu tư Nhật. Trong 7 tháng đầu năm 2014, vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng lớn nhất trong các đối tác FDI tại Việt Nam lên đến 3,1 tỷ USD (chiếm 32,6% trong tổng 46 quốc gia vùng lãnh thổ).
Điểm nhấn quan trọng góp phần thành công của các nhà đầu tư Hàn Quốc chính là sự tăng tốc ổn định và có tham vọng của các ông chủ tập đoàn Hàn Quốc khi mới đây Samsung đã hiện thực hóa ý định đưa Việt Nam trở thành đại bản doanh sản xuất và gia công sản phẩm điện tử và linh kiện của mình.
Chỉ tính riêng trong tháng 6 năm 2014, Hàn Quốc vượt Hồng Kông và Nhật Bản trở thành đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam với số vốn đăng ký và cấp mới là 1,55 tỷ USD (chiếm 22,6%) tổng số vốn đăng ký và cấp mới 6,85 tỷ USD. Đồng thời, cũng là đối tác có số dự án cấp mới và tăng vốn dẫn đầu với 216 dự án cấp mới và 51 dự án tăng vốn đầu tư. Để đưa Hàn Quốc lên vị trí thứ hai về đối tác đầu tư chỉ trong thời gian, công đầu phải kể đến sự mạnh dạn đầu tư và chiến lược của các đại gia nền công nghiệp, xây dựng Hàn Quốc, đi đầu là Samsung, Lotte, LG, Keangnam và Charm Vit…
|