Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6 năm 2014 Việt Nam đã chi 1,6 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 8,62% so với cùng kỳ năm 2013.Tính riêng tháng 6/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 409,6 triệu USD mặt hàng này, tăng 41,1% so với tháng liền kề trước đó.
Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ 25 thị trường trên thế giới, trong đó Achentina là thị trường có kim ngạch nhập khẩu chiếm thị phần lớn, chiếm 32% tổng kim ngạch, tăng 51,32% so với cùng kỳ.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ với 239,8 triệu USD, tăng 4,88%. Kế đến là Trung Quốc – tuy có vị trí địa lý thuận lợi, nhưng nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường này chỉ đạt 177,3 triệu USD – tuy nhiên đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh đứng thứ 3, tăng 131,63% so với 6 tháng năm 2013.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm trên 60%.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm nay, thị trường nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam có thêm thị trường Mêhicô với 463,8 nghìn USD.
Thống kê sơ bộ TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 6 tháng 2014 – ĐVT: USD
|
KNNK 6T/2014 |
KNNK 6T/2013 |
% so sánh |
Tổng KN |
1.624.309.834 |
1.495.367.079 |
8,62 |
Achentina |
532.495.997 |
351.900.800 |
51,32 |
Hoa Kỳ |
239.895.510 |
228.739.835 |
4,88 |
Trung Quốc |
177.309.315 |
76.550.097 |
131,63 |
Italia |
112.048.680 |
110.755.131 |
1,17 |
Ấn độ |
86.245.621 |
247.400.475 |
-65,14 |
Indonesia |
47.404.574 |
36.330.464 |
30,48 |
Đài Loan |
40.555.329 |
27.074.199 |
49,79 |
Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất |
29.466.268 |
35.493.886 |
-16,98 |
Canada |
17.316.630 |
6.600.522 |
162,35 |
Hàn Quốc |
16.853.295 |
13.814.111 |
22,00 |
Oxtrâylia |
13.004.037 |
15.992.297 |
-18,69 |
Malaixia |
11.876.665 |
13.649.709 |
-12,99 |
Philipin |
9.814.038 |
21.446.427 |
-54,24 |
Pháp |
9.007.099 |
8.844.767 |
1,84 |
HàLan |
8.988.227 |
7.988.876 |
12,51 |
Tây Ban Nha |
8.080.116 |
12.289.158 |
-34,25 |
Xingapo |
7.054.226 |
7.445.298 |
-5,25 |
Chilê |
6.471.604 |
1.474.671 |
338,85 |
Thái Lan |
5.301.101 |
87.580.347 |
-93,95 |
Bỉ |
4.408.224 |
2.518.488 |
75,03 |
Đức |
3.123.863 |
2.032.015 |
53,73 |
Nhật Bản |
1.831.882 |
1.019.611 |
79,66 |
Anh |
739.700 |
2.726.383 |
-72,87 |
Áo |
564.512 |
1.496.120 |
-62,27 |
Hiện nay, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài, thể hiện ở sự bành trướng về thị phần của khối doanh nghiệp FDI và sự tăng nhanh của nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Cho dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chuyển đổi hàng chục nghìn hecta đất lúa sang trồng ngô, thế nhưng nhập khẩu ngô nói riêng, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nói chung năm nay vẫn tăng mạnh, vượt khỏi tầm kiểm soát.
Không chỉ lệ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp nội địa đang bị các DN nước ngoài chiếm gần hết thị phần đầu ra.
Theo Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, nhu cầu TACN ở Việt Nam luôn đạt mức tăng 13-15%/năm, dự báo đến năm 2015 cần 18-20 triệu tấn thức ăn công nghiệp và đến năm 2020 cần 25- 26 triệu tấn. Thị trường TACN ở Việt Nam có doanh số hàng năm lên tới 6 tỷ USD. Rõ ràng đây là một thị trường béo bở, thế nhưng các DN trong nước hiện vẫn đang hoàn toàn lép vế. Điều đáng tiếc là hiện nay không có DN nhà nước nào tham gia vào sản xuất TACN, do thua lỗ nên đã cổ phần hóa hết. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi điêu đứng do giá sản phẩm xuống thấp, dịch bệnh… kéo theo hàng loạt DN sản xuất thức ăn trong nước phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản. Thế nhưng các DN nước ngoài vẫn liên tục mở thêm nhà máy sản xuất TACN. Ở Việt Nam hiện có hơn 70 DN FDI hoạt động trong lĩnh vực TACN, trong đó có đủ mặt các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất nhì thế giới như: CP Group (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc)…
Để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp TACN trong nước và giảm lệ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu, theo Chủ tịch Hiệp hội, nhà nước cần quan tâm giao đất canh tác (hoặc cho thuê) đối với các DN sản xuất TACN trong nước để tạo vùng nguyên liệu đầu vào. Thứ hai, cần tiếp tục chuyển đổi nhiều hơn nữa đất lúa sang trồng ngô và đậu tương.
|