Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu cá ngừ liên tục sụt giảm

2/5/2015 10:47:36 AM

Hai năm trở lại đây, kim ngạch XK cá ngừ liên tục sụt giảm và dự kiến ngay cả trong năm 2015, XK mặt hàng này cũng chưa có nhiều cải thiện.

Giảm liên tiếp

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam đã giảm từ mức 567,5 triệu USD trong năm 2012 xuống còn 527 triệu USD năm 2013 và tiếp tục giảm xuống 484 triệu USD trong năm 2014.

Mặc dù trong năm 2014 thị trường XK đã mở rộng hơn so với năm 2013, nhưng do phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nên các DN khó có thể đẩy mạnh XK hơn so với những năm trước đó.

XK sang các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản và ASEAN tính đến cuối năm 2014 rất ảm đạm. Tại 2 thị trường NK chính là EU và Nhật Bản, giá trị XK cá ngừ đang có xu hướng sụt giảm.

Thị trường Mỹ mặc dù đã có sự phục hồi ở những tháng cuối năm nhưng không đáng kể. Điều này khiến cho tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam không đạt kết quả như mong đợi.

Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, theo các DN, nguyên nhân của sự sụt giảm này vẫn là do những khó khăn liên quan đến nguồn nguyên liệu.

Năm 2013, sản lượng khai thác cá ngừ của Việt Nam tăng đáng kể nhờ việc cải tiến phương pháp đánh bắt. Sang năm 2014, sau khi điều chỉnh lại phương pháp đánh bắt nhằm nâng cao chất lượng cá sau khai thác nhưng chất lượng cá nguyên liệu vẫn chưa được nâng cao và không ổn định, sản lượng khai thác lại có xu hướng giảm.

Điều này đã khiến các DN phải chuyển sang làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao (như shashimi…), đồng thời phải NK thêm nguyên liệu để chế biến XK.

Khó trong, khó ngoài

Theo VASEP, hiện tại, nguồn cá ngừ nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sản xuất của DN, phần còn lại phụ thuộc vào nguồn NK. Lượng cá ngừ nguyên liệu cần NK để phục vụ cho sản xuất XK tới hơn 50% đã khiến các DN gặp khó khăn về tài chính và giảm đáng kể năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các DN hiện cũng đang gặp vướng mắc tại khâu cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để XK vào EU. Cụ thể, theo quy định của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ NN&PTNT, các lô hàng nguyên liệu NK phải được khai thác/vận chuyển bởi tàu khai thác có EU code hoặc sơ chế từ cơ sở nước ngoài có EU code thì mới được cấp giấy H/C XK vào thị trường EU.

Trong khi, thực tế các nước trong khu vực đang XK sang EU tương tự như Việt Nam không quy định và yêu cầu này. Các luật và quy định hiện hành của Việt Nam, cũng như các quy định của EU cũng không thấy có nội dung nào như vậy. Thực tế này đang khiến cho các DN gặp khó, mất đi nhiều cơ hội XK.

VASEP cho rằng, khi các khó khăn trong nước chưa giải quyết được triệt để, các DN XK cá ngừ của Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn từ thị trường NK chính.

Tại Mỹ, từ giữa năm 2014, Tổ chức Earth Island (EII) đã cảnh bảo Việt Nam về việc khai thác cá ngừ bằng lưới cản hoặc lưới rê đang vi phạm các quy định của chương trình bảo vệ cá heo trong thương mại cá ngừ toàn cầu. Mới đây, chính phủ Mỹ đã thông qua quy định mới nhằm đảm bảo thủy sản NK đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhằm bảo vệ cá voi và cá heo thì việc kiểm soát các sản phẩm cá ngừ NK vào thị trường này sẽ càng khắt khe hơn.

Ngoài ra, hiện nay cả EU và Mỹ đều ngày càng chú ý kiểm soát hoạt động khai thác cá ngừ bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo. Đây thực sự là vấn đề nổi cộm của Việt Nam. Bởi lẽ, khâu quản lý, thu thập dữ liệu và thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động khai thác cá ngừ của cơ quan quản lý còn nhiều bất cập và tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó có thể đạt yêu cầu của các thị trường.

Ngư dân đa phần không hiểu biết và không ghi chép đầy đủ báo cáo/nhật ký khai thác. Hiện trạng này làm các DN XK cá ngừ gặp khó khăn nếu thị trường NK áp dụng cá biện pháp quản lý chặt.

VASEP dự báo, thời gian tới, XK cá ngừ của Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn và ngành cá ngừ cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ kịp thời của các cơ quan Nhà nước để có thể đẩy mạnh sản xuất, XK.

Theo Báo Hải Quan

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Điện thoại và linh kiện chiếm 78% tổng trị giá xuất sang UAE (2/5/2015 10:39:25 AM)
Xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan tăng mạnh (2/5/2015 10:37:59 AM)
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong năm 2014 (2/5/2015 10:36:42 AM)
Thị trường đường thế giới đang chuyển từ thừa sang thiếu (2/5/2015 10:34:42 AM)
Đổi cách ghi khối lượng tịnh trên thủy sản xuất khẩu (2/4/2015 9:50:15 AM)
Sản xuất và nhập khẩu muối đều giảm mạnh trong tháng 1 (2/4/2015 9:49:17 AM)
Sản lượng thủy sản cả nước tăng dù thời tiết nhiều bất lợi (2/4/2015 9:48:34 AM)
Tình hình nhập khẩu surimi của các nước trên thế giới trong năm 2014 (2/4/2015 9:46:36 AM)
Nhập siêu tháng 1 cả nước ước đạt 0,5 tỷ USD (2/3/2015 10:35:33 AM)
VASEP: Xuất khẩu thủy sản sẽ vượt mốc 8 tỷ USD (2/3/2015 10:32:57 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com