Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tương lai nào cho ngành vận tải biển thế giới?

11/3/2015 9:47:02 AM

Sau những năm hồi phục kể từ khủng hoảng tài chính 2008, ngành dịch vụ vận tải biển trên toàn cầu một lần nữa đứng trước những thách thức to lớn..

Nhu cầu lao dốc

Nhu cầu đối với các tàu chở dầu khổng lồ đang tăng lên khi giá dầu được dự báo sẽ hồi phục trong tương lai, khuyến khích các nhà buôn thuê những tàu dầu này như những kho dự trữ trên biển nhằm chủ động nguồn cung.

Ở chiều ngược lại, những đội tàu vận chuyển hàng hóa như quặng sắt hay than đá lại đang bị tổn thương nặng nề bởi xu hướng đi xuống chung của hàng hóa cơ bản trên toàn cầu, trong bối cảnh nền kinh tế tiêu thụ hàng hóa cơ bản lớn nhất thế giới Trung Quốc đã và đang giảm tốc đáng lo ngại.

Cho tới đầu năm nay, ngành dịch vụ vận tải biển vẫn đầy hứa hẹn khi mà cầu vận chuyển hàng hóa trên thế giới vẫn ở mức cao, khiến nhu cầu đóng tàu mới tiếp tục tăng lên.

Hồi tháng 8 năm ngoái, Hiệp hội Vận tải Biển Quốc tế (BIMCO) đã cảnh báo một sự thiếu hụt trong các đội tàu biển quốc tế. Hồi đầu năm, Drewry, một hãng tư vấn vận tải thậm chí còn dự báo năm 2015 là một năm bùng nổ của ngành dịch vụ vận tải biển trên toàn cầu. Drewry cho rằng giá nhiên liệu thấp có thể góp phần giúp các hãng tàu biển dễ dàng kiếm được tới 8 tỉ USD trong năm nay.

Tuy nhiên kể từ lúc đấy, ngành dịch vụ này đã và đang bị tổn thương nặng nề bởi nhu cầu lao dốc. Giá cước vận tải giảm mạnh, thậm chí giảm tới một nửa kể từ tháng 3 cho đơn hàng từ Thượng Hải tới châu Âu. Trong khi đó, nhu cầu yếu vào vụ tiền Giáng Sinh cũng đang gây lo ngại cho giới phân tích cũng như giới đầu tư. Tuần trước, Maersk, hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, đã cảnh báo các cổ đông về một sự sụt giảm mạnh trong lợi nhuận quý III.

Các chuyên gia cho rằng nhiều vấn đề của các hãng tàu biển nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Tại thời điểm mà nhiều công ty quyết định nâng cấp đội tàu của họ, thì giá hàng hóa cơ bản, đặc biệt các loại quặng và thép lại lao dốc. Hậu quả là những hãng tàu này gánh trên lưng khoản nợ khổng lồ.

Xu hướng mới

Nghịch lý ở chỗ trong tình trạng khó khăn hiện nay, nhiều công ty vận tải hàng đầu thế giới vẫn tiếp tục các đơn hàng đóng tàu mới của mình. Các đơn đặt hàng tàu container mới trong 8 tháng đầu năm đã tăng tới 60% so với cùng kì năm ngoái.

Hồi tháng 6, Maersk đã đặt 11 tàu mới với khả năng chuyên chở 20.000 container tiêu chuẩn mỗi chiếc trong một thỏa thuận trị giá 1,8 tỉ USD. Tuần tới, hãng Hapag-Lloyd của Đức sẽ thực hiện IPO lên sàn chứng khoán Frankfurt nhằm thu về 300 triệu USD, giúp công ty này đóng thêm 6 tàu, cho thấy rằng họ sẵn sàng bám trụ lại cuộc chơi khắc nghiệt này.

Tuy nhiên kế hoạch của Hapag-Lloyd đã phải hoãn lại 1 tuần do nhu cầu về cổ phiếu của hãng này ở mức yếu, khi mà giới đầu tư đang không mấy mặn mà với các hãng vận tải.

Thực trạng dư thừa năng suất được dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng trong thời gian tới. Tuy nhiên đối với những người chơi đủ năng lực, việc có thêm những chiếc tàu với sức chứa khổng lồ có thể sẽ lại là bước đi hợp lý.

Ông Rolf  Habben-Jansen, chủ tịch của Hapag-Lloyd đã chỉ ra rằng mức nhiên liệu vận chuyển một container trên mỗi dặm của tàu hàng sức chứa 20.000 container chỉ bằng một nửa so với tàu hàng 5.000 container.

Điều này dẫn tới việc các hãng tàu liên tục đặt hàng những tàu có sức chứa khổng lồ. Trước khủng hoảng 2008, những tàu hàng lớn nhất thể giới chỉ có sức chứa 14.000 container, so với 20.000 container hiện nay.

Ba hãng tàu lớn nhất thế giới hiện tại là Maersk, Mediterranean Shipping Company(MSC) và CMA CGM. Những công ty này có chi phí hoạt động thấp nhất bởi họ sở hữu những chiếc tàu có trọng tải lớn nhất.

Giới phân tích cho rằng cả ba gã khồng lồ trong ngành vận tải biển thế giới này sẽ tiếp tục ghi nhận lãi trong những quý được dự đoán đầy khó khăn sắp tới, mặc dù doanh thu chắc chắn sẽ giảm.

Trong một nỗ lực đối phó tình trạng khó khăn như hiện nay, Maersk và MSC đã thành lập liên minh 2M, nhằm giảm chi phí bằng cách chia sẻ hàng hóa và khoảng trống trên những chuyến tàu vượt Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Người thắng cuộc

Trong khi những công ty lớn nhất vẫn tiếp tục trụ vững trên thị trường, thì ở chiều ngược lại, các hãng tàu biển nhỏ hơn đã và đang gánh chịu những tổn thương nặng nề, bởi họ không thể giảm giá sâu hơn để cạnh tranh với các hãng lớn, đồng thời cũng không thể huy động được vốn để đóng thêm tàu mới.

Hai hãng tàu biển lớn nhất của Trung Quốc, China Shipping Group (CSG) và Cosco đã thua lỗ nhiều năm nay, ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng trong ngành tàu biển thế giới diễn ra kể từ đầu năm. Lý do lớn nhất khiến hai công ty này vẫn hoạt động một cách bình thường chính là những hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc.

Bắc Kinh xem những hãng tàu này là chìa khóa trong tham vọng xây dựng một đội tàu biển quốc gia mang tầm thế giới, cho nên họ sẽ không để những công ty này phá sản.

Tuy vậy, Bắc Kinh cho biết sẽ sáp nhập hai hãng tàu biển này để tiết kiệm chi phí cũng như tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời xử lý mạnh tay với vấn nạn tham nhũng ở Cosco – một trong những yếu tố đè nặng thêm thực trạng ảm đạm của ngành công nghiệp tàu biển Trung Quốc.

Xu hướng chuyển sang những tàu chở hàng khổng lồ đồng thời cũng gây ra một nguy cơ mới cho hệ thống cảng biển thế giới, tập trung vào các cảng biển lớn, vốn có đầy đủ hệ thống dịch vụ, khả năng tiếp nhận các tàu lớn. Những cảng biển nhỏ hơn sẽ gánh chịu hậu quả của xu hướng này, và thực tế là họ đang mất đi nhiều khách hàng quen thuộc những năm qua.

Nhằm tránh kịch bản tồi tệ này, nhiều quốc gia đang đầu tư mạnh tay nâng cấp hệ thống cảng biển nhằm đủ năng lực tiếp nhận nhiều tàu lớn cùng lúc. Những dự án lớn cải tạo nâng cấp những cảng biển tại Liverpool và London của chính phủ Anh đang phát huy hiệu quả khi các hãng tàu đã bắt đầu trở lại hai thành phố này.

Ở Đông Nam Á, Indonesia đầu tháng trước tuyên bố họ sẽ đầu tư 3,6 tỉ USD mở rộng hệ thống cảng biển container nhằm tránh mất thị phần vào tay đối thủ Singapore ở ngay kế cạnh.

Tựu trung lại, có hai xu hướng chính xác định tương lai của ngành dịch vụ tàu biển thế giới: Các hãng tàu ít hơn tuy nhiên quy mô ngày càng được mở rộng. Tàu có tải trọng lớn sẽ ngày càng chiếm ưu thế, dẫn tới nâng cấp các cảng biển quốc tế, hình thành những trung tâm lưu chuyển hàng hóa khổng lồ trên thế giới.

Theo ANTT.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Kiểm điểm tình hình thực hiện tái cơ cấu và hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của Vinalines (10/29/2015 1:35:25 PM)
TPHCM sẽ cân đối giữa nguồn hàng và phát triển cảng (10/28/2015 10:38:25 AM)
Giải pháp “cứu” cảng Cái Mép - Thị Vải: khó khả thi (10/27/2015 9:43:38 AM)
Hàng hóa thông qua cảng biển đạt gần 350 triệu tấn (10/27/2015 9:41:51 AM)
Tuyến vận tải ven biển: DN than khổ vì thủ tục, lạm thu (10/27/2015 9:40:18 AM)
Gần 6,1 triệu tấn hàng hóa lưu thông trên tuyến vận tải ven biển (10/27/2015 9:38:54 AM)
Cảng “đói hàng” vì phí, lệ phí (10/26/2015 10:32:03 AM)
Đừng biến Cái Mép - Thị Vải thành “copycat” (10/26/2015 10:30:37 AM)
Điều chỉnh Quy hoạch cảng biển (10/23/2015 12:55:47 PM)
Cảng Cát Lái tồn đọng 241 container chưa có người nhận (10/23/2015 12:54:08 PM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com