Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Châu Phi: Thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng

11/20/2015 10:10:54 AM

Với thị trường hơn 1 tỉ dân cùng với nhu cầu về các mặt hàng nông sản thực phẩm - một trong những thế mạnh của Việt Nam, châu Phi đang được xem là thị trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hướng đến.

Đó là đa số ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các DN tham dự Diễn đàn phát triển kinh doanh và hợp tác Nam-Nam giữa các nước châu Phi và các nước Mekong Pháp ngữ do tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18/11 tại TPHCM.

Đánh giá về tiềm năng thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi nói chung và đặc biệt là Liên minh kinh tế tiền tệ châu Phi với 8 nước (UEMOA) và Liên minh kinh tế tiền tệ Trung Phi với 6 nước (CEMAC) nói riêng, ông Hoàng Đức Nhuận, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Tây Nam (Bộ Công Thương) cho biết, trao đổi kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã tăng hơn 4,7 lần, từ 353 triệu USD năm 2007 lên 1.190 triệu USD năm 2014, cơ cấu các mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng, phong phú.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi gồm gạo, điện thoại di động, sản phẩm dệt may, cà phê, hạt điều, rau quả, thủy hải sản, gỗ.

Đặc biệt, trong năm 2014, gạo của Việt Nam đã có mặt tại 35/55 nước châu Phi và được người dân châu Phi tin dùng. Riêng 2 khối UEMOA và CEMAC, giá trị xuất khẩu gạo chiếm 60-70% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tại đây. 

Ngược lại, các mặt hàng chính mà Việt Nam nhập khẩu từ thị trường châu Phi là sắt thép, vải sợi, sản phẩm dầu khí, hóa chất, bông, các loại thức ăn gia súc…

Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với UEMOA và CEMAC đang ngày một phát triển. Hiện tại, các DN Việt Nam đã bắt đầu đầu tư hoặc mở văn phòng đại diện tại Cameroon, Gabon, Congo… để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Đặc biệt, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào 2 khu vực này không mang tính cạnh tranh mà lại bổ sung cho nhau. 

Việt Nam có thế mạnh là hàng nông sản thực phẩm, giày da, gỗ, may mặc, đây chính là những mặt hàng mà 2 thị trường nói trên đang có nhu cầu nhập khẩu tăng nhanh hằng năm. Bên cạnh đó, những mặt hàng như sản phẩm dầu khí, hóa chất, bông, các loại thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu dệt may và da giày của 2 thị trường trên đang là những mặt hàng mà Việt Nam muốn mở rộng đối tác nhập khẩu.

Tuy nhiên, theo bà Thái Kiều Hương, Phó Chủ tịch diễn đàn DN Việt Nam-châu Phi-Trung Đông, để tiếp cận được những thị trường này, các DN hai bên đang gặp phải một số khó khăn, như các chính sách vĩ mô chưa được cụ thể hóa, thiếu thông tin, xa về địa lý, khác biệt về văn hóa và sự khó khăn trong thanh toán do hệ thống các ngân hàng ở 2 thị trường này chưa phát triển. 

Vì vậy, để tháo gỡ những vướng mắc đang tồn tại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường 2 bên, ông Đồng Thế Quang, chuyên gia Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) cho rằng, cần tăng cường và mở rộng nghiên cứu khả năng đàm phán và ký kết hiệp định tự do mậu dịch (FTA) giữa Việt Nam, UEMOA và CEMAC; kết nối các cuộc gặp bên mua bên bán về các mặt hàng thương mại; xúc tiến các đoàn nghiên cứu thị trường và các hội thảo nâng cao năng lực cho các DN. 

Các DN cũng cần phải tăng cường sự quan tâm và ý thức mở rộng thị trường sang các thị trường mới và tiềm năng như châu Phi. Theo đó, tìm hiểu, nghiên cứu kỹ phong tục, tập quán, nét văn hóa để có chiến lược phù hợp trong việc lực chọn lĩnh vực đầu tư, mặt hàng xuất khẩu. Nên tập trung vào những mặt hàng trọng điểm như gạo, cà phê, nông thủy sản... từ đó xây dựng thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh của DN.

Về phía Việt Nam, theo ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT), trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hoàn thiện và triển khai Đề án phát triển thị trường châu Phi giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến 2030.

Theo đó, tiếp tục hoàn thiện pháp lý về thúc đẩy hợp tác kinh tế. Về phía Nhà nước sẽ tham gia trực tiếp vào việc ký kết đối với những nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Bộ Công Thương sẽ tăng cường thêm các đại diện thương mại tại châu Phi và đặc biệt là tại 2 khối UEMOA và CEMAC để kết nối, làm đầu mối thông tin cũng như là cơ sở tin cậy cho các DN Việt Nam có thể vững tin khi tham gia vào thị trường này; tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền về các tiềm năng và cơ hội hợp tác kinh tế; thúc đẩy các hình thức hợp tác song phương, ba bên, bốn bên giữa Việt Nam, một số nước châu Phi với một tổ chức quốc tế.

Theo Báo điện tử Chính phủ

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Phí vận chuyển “ăn” hết lợi nhuận xuất khẩu (11/19/2015 10:42:57 AM)
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nga (11/19/2015 10:33:31 AM)
Xuất khẩu bạch tuộc sang Mỹ tăng giá (11/17/2015 10:34:58 AM)
Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng năm 2015 (11/17/2015 10:33:43 AM)
Xuất khẩu qua Móng Cái: Tăng gần 70% (11/17/2015 10:30:16 AM)
Việt Nam sẽ rất vất vả để đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 10% (11/17/2015 10:27:31 AM)
Hyundai độc tôn thị trường xe nhập tháng 10 (11/17/2015 10:24:45 AM)
50.000 tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan sẽ cập cảng Indonesia (11/17/2015 10:20:22 AM)
Xuất khẩu hàng hóa sang Hà Lan tăng trưởng ở hầu hết các mặt hàng (11/16/2015 11:37:19 AM)
Xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang các thị trường quý III năm 2015 (11/16/2015 11:35:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com