Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch 7,63 tỷ USD, giảm nhẹ 0,2% tương ứng giảm 63 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, so với kỳ 2 tháng 12-2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước giảm 16,8%, tương ứng giảm 2,45 tỷ USD.
Trong nửa đầu tháng 1-2016 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 217 triệu USD, với tỷ lệ nhập siêu ở mức 3,6% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi khối các doanh nghiệp FDI thặng dư 559 triệu USD thì khối doanh nghiệp trong nước bị thâm hụt 776 triệu USD.
Về xuất khẩu, tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 1-2016 đạt 5,95 tỷ USD, tăng 3,6% (tương ứng tăng 205 triệu USD về số tuyệt đối) so với cùng kỳ năm 2015.
Kim ngạch xuất khẩu nửa đầu tháng 1-2016 tăng so với cùng kỳ năm 2015 chủ yếu do tăng ở một số nhóm hàng sau: hàng dệt may tăng 66,5 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 58,2 triệu USD; hàng rau quả tăng 44,4 triệu USD, giầy dép các loại tăng 38,1 triệu USD; gạo tăng 33,8 triệu USD.
Bên cạnh đó có một số nhóm hàng có kim ngạch giảm là phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 20,8 triệu USD, sắt thép các loại và máy ảnh, máy quay phim và linh kiện ở mức hơn 13 triệu USD,...
Trị giá xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong kỳ đạt 4,9 tỷ USD tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Về nhập khẩu, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 1-2016 đạt 6,17 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng giảm 29 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong 15 ngày đầu năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm 2015, trong đó một số nhóm hàng có mức tăng/giảm nhiều là: lúa mì tăng 42,3 triệu USD; kim loại thường tăng 41,2 triệu USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 37,4 triệu USD,... máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm mạnh gần 107,5 triệu USD, sắt thép các loại giảm 63 triệu USD, sản phẩm từ săt thép giảm 74,6 triệu USD, thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 57,3 triệu USD,...
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 3,54 tỷ USD giảm 5,5% tương ứng giảm 207 triệu USD so với kỳ 1 tháng 1-2015.
Trong khi đó, khối các doanh nghiệp trong nước trong nửa đầu tháng 1 năm 2016 đạt 2,63 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2015 (tương ứng 178 triệu USD về số tuyệt đối).
Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ 01/01/2016 – 15/01/2016 và so sánh với cùng kỳ năm 2015
Tên mặt hàng chủ yếu |
Kim ngạch nhập khẩu |
So với cùng kỳ 2015 | |
Kim ngạch tăng/giảmbr /> ((Triệu USD) |
Tốcspan style="mso-spacerun:yes"> độ | ||
TỔNG TRỊ GIÁ |
6.165 |
-29 |
--0,46 |
Trong đó: Doanh nghiệp FDI |
3.536 |
-207 |
-5,53 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
1.051 |
-107 |
-9,27 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
935 |
37 |
4,16 |
Vải các loại |
392 |
19 |
5,01 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
332 |
-53 |
-13,70 |
Sắt thép các loại |
239 |
-63 |
-20,85 |
Chất dẻo nguyên liệu |
223 |
5 |
2,46 |
Kim loại thường khác |
189 |
41 |
27,83 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
166 |
-5 |
-2,82 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
149 |
18 |
13,43 |
Xăng dầu các loại |
136 |
13 |
10,28 |
Nguồn Tổng cục Hải quan