Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2016

6/27/2016 11:08:38 AM

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2016 đạt gần 2,66 tỷ USD, tăng 2,04% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, riêng sản phẩm gỗ đạt trên 1,93 tỷ USD, chiếm 73% trong tổng kim ngạch, tăng 5,8%. 

Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2016 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ là một trong những điểm sáng của kinh tế cả nước. Tốc độ tăng trưởng ngành khá tốt, với mức tăng bình quân 15%/năm. Dự kiến, năm 2016, ngành này tiếp tục tăng trưởng và vượt 7 tỷ USD xuất khẩu. Đến năm 2025, giá trị xuất khẩu của ngành chế biến gỗ có thể đạt đến hơn 20 tỷ USD, gấp 3 lần so với hiện nay.

Hoa Kỳ dẫn đầu về thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đạt 1,05 tỷ USD, chiếm 39,3% trong tổng kim ngạch, tăng 7,3% so với cùng kỳ; tiếp đến thị trường Nhật Bản 400,61 triệu USD, chiếm 15,06%, tăng 3,5%; sang Trung Quốc 354,88 triệu USD, chiếm 13,34%, giảm 1,34%; sang Hàn Quốc 225,32 triệu USD, chiếm 8,47%, tăng 17,68%.

Mặc dù, xuất khẩu gỗ vẫn đạt được mức tăng trưởng cao, nhưng trong gần 7 tỷ USD xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, thì khối doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 50%. Ngành gỗ Việt Nam hiện gặp trở ngại lớn là thiếu nguồn nguyên liệu và ngành công nghiệp phụ trợ, như ray kéo, tay nắm... đều phải nhập chủ yếu từ Trung Quốc. Ván nhân tạo sản xuất trong nước như MDF, Okal còn hạn chế về chất lượng và giá thành.

Hiện nay, giá nhân công ở Trung Quốc đang tăng, nên nhiều đơn hàng lớn đã chuyển sang Việt Nam, góp phần làm tăng doanh thu cho ngành gỗ Việt Nam. Thế nhưng sản phẩm do Việt Nam thiết kế chiếm chưa đến 20%. Nghĩa là phần lớn đơn hàng đều là gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Bên cạnh đó, phần lớn các DN chế biến gỗ hiện có quy mô nhỏ và vừa, được phát triển từ mô hình hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã nên có nhiều hạn chế. Vì vậy, những đơn hàng lớn, đa dạng rất khó đáp ứng, nên không ít DN mất đơn hàng vì hạn chế này.

Với thị trường Ấn Độ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam bị sụt giảm mạnh tới 26% so với cùng kỳ, chỉ đạt 22,29 triệu USD trong 5 tháng đầu năm. Mới đây, Tổng vụ Chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ (DGAD) chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với gỗ tấm MDF xuất khẩu từ VN vào Ấn Độ. DGAD kết luận “Ngành sản xuất nội địa Ấn Độ đã phải chịu thiệt hại đáng kể gây ra bởi sản phẩm nhập khẩu bán phá giá từ Việt Nam”, nên biên độ phá giá dành cho doanh nghiệp VN ở mức 40-50%, kèm theo là mức thuế chống bán phá giá 63,99 USD/m3.

Vụ việc được khởi xướng điều tra từ tháng 5-2015 do Công ty Greenply Industries Ltd và Công ty Mangalam Timber Products Ltd khởi kiện. Ấn Độ cũng đã sang VN tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp trong tháng 2-2016 và đưa đến kết luận cuối cùng nói trên.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường

5T/2016

5T/2015

+/- (%) 5T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

2.659.894.883

2.606.639.152

+2,04

Hoa Kỳ

1.045.710.357

974.502.549

+7,31

Nhật Bản

400.606.115

387.050.399

+3,50

Trung Quốc

354.880.855

359.716.460

-1,34

Hàn Quốc

225.319.540

191.469.792

+17,68

Anh

136.200.300

124.180.989

+9,68

Australia

57.472.732

53.570.318

+7,28

Canada

51.315.924

60.059.855

-14,56

Đức

48.458.999

55.781.805

-13,13

Pháp

41.502.348

41.411.697

+0,22

Hà Lan

32.326.239

31.194.016

+3,63

Đài Loan

25.255.683

30.975.047

-18,46

Ấn Độ

22.287.681

30.115.890

-25,99

Hồng Kông

17.703.028

39.941.130

-55,68

Malaysia

15.102.690

21.118.787

-28,49

Bỉ

13.263.262

15.352.418

-13,61

Italia

12.951.533

13.998.286

-7,48

Thụy Điển

10.505.221

12.223.608

-14,06

Tây Ban Nha

9.838.548

10.426.963

-5,64

Ả Râp Xê Út

9.805.635

9.612.894

+2,01

New Zealand

8.106.980

8.073.230

+0,42

Thái Lan

7.936.602

8.458.635

-6,17

Ba Lan

7.113.266

7.513.296

-5,32

Tiểu VQ Arập TN

6.970.762

6.945.245

+0,37

Thổ Nhĩ Kỳ

6.179.772

6.098.739

+1,33

Đan Mạch

6.109.117

6.891.749

-11,36

Singapore

6.102.285

5.886.953

+3,66

Mexico

4.521.767

2.864.345

+57,86

Campuchia

3.328.128

846.778

+293,03

Cô Oét

2.744.346

3.517.234

-21,97

Hy Lạp

2.310.386

3.186.495

-27,49

Nam Phi

2.169.546

5.018.058

-56,77

Nauy

1.990.443

3.480.283

-42,81

Bồ Đào Nha

1.659.414

895.440

+85,32

Nga

1.382.173

2.018.717

-31,53

Phần Lan

841.481

1.615.927

-47,93

Áo

651.045

1.197.059

-45,61

Thụy Sỹ

641.454

681.609

-5,89

Séc

336.386

478.550

-29,71

Theo Vinanet.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu hạt điều sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2016 (6/27/2016 10:43:39 AM)
Giá ngô, lúa mì, đậu tương giảm do bỏ phiếu Anh rời khỏi EU (6/27/2016 10:19:39 AM)
Những nhóm hàng xuất khẩu chính 5 tháng năm 2016 (6/24/2016 11:42:04 AM)
Xuất khẩu nông thủy sản hồi phục (6/24/2016 11:39:09 AM)
Ưu tiên xuất khẩu gạo chất lượng cao (6/24/2016 11:37:39 AM)
Đến 15-6: Xuất siêu hơn 1,36 tỷ USD (6/23/2016 10:08:22 AM)
Chất lượng thủy sản XK của Việt Nam đảm bảo an toàn (6/23/2016 10:07:00 AM)
Lo Úc cấm xuất khẩu bò sang Việt Nam (6/23/2016 9:58:45 AM)
Xuất khẩu sang Thái Lan 5 tháng đầu năm 2016 đạt gần 1,45 tỷ USD (6/22/2016 11:09:50 AM)
Tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu do sự đóng góp của doanh nghiệp FDI (6/22/2016 11:08:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com