|
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 6 tháng đầu năm Việt Nam đã thu về từ Anh trên 2,3 tỷ USD, tăng 9,77% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng công nghiệp được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Anh, trong đó nổi bật lên là điện thoại và linh kiện, chiếm 38,9% tổng kim ngạch, đạt 929,7 triệu USD, tăng 12,49% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là hàng dệt may, đạt 333,5 triệu USD, tăng 3,18%, kế đến là giày dép các loại, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Anh trong thời gian này giảm nhẹ, giảm 6,62% so với cùng kỳ năm 2015.
Đối với nhóm hàng nông sản, được coi là nhóm hàng tiềm năng xuất khẩu sang Anh với kim ngạch tăng trưởng ở hầu hết các mặt hàng, duy nhất chỉ có hạt tiêu và cao su là suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 3,23%, 7,3% và giảm 17,96% , 28,43%.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay, tốc độ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh đều tăng trưởng ở hầu hết các mặt hàng, số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng dương chiếm 67,8%, ngược lại số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 32,1%.
TOP 10 mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Anh trong 6 tháng 2016
SSTT |
Mặt hàng |
6 tháng 2016 |
So sánh với cùng kỳ 2015 (%) |
Lượng (Tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá |
|
Tổng cộng |
|
2.387.759.095 |
|
9,77 |
1 |
điện thoại các loại và linh kiện |
|
929.706.591 |
|
12,49 |
2 |
hàng dệt may |
|
333.519.505 |
|
3,18 |
3 |
giày dép các loại |
|
310.982.410 |
|
-6,62 |
4 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
|
159.769.527 |
|
10,96 |
5 |
máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện |
|
146.272.335 |
|
48,07 |
6 |
Hàng thủy sản |
|
86.938.634 |
|
2,21 |
7 |
hạt điều |
7.007 |
53.565.536 |
18,00 |
27,55 |
8 |
Cà phê |
29.240 |
48.938.371 |
54,46 |
24,31 |
9 |
sản phẩm từ chất dẻo |
|
43.996.532 |
|
-5,94 |
10 |
túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù |
|
32.472.701 |
|
-2,54 |
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ của TCHQ Việt Nam)
Theo nguồn tin từ TTXVN, hiện kinh tế Vương quốc Anh đang ở tình trạng yếu kém nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đầu năm 2009.
Đó là những dấu hiệu không mấy tốt đẹp cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh trong thời gian tới đây khi báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Markit cho hay trong bối cảnh những bất ổn liên quan đến Brexit khiến cho lòng tin sa sút và chi tiêu tiêu dùng tại Anh đang giảm mạnh.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực chế tạo của nước Anh giảm từ mức 52,1 điểm trong tháng Sáu xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2013 là 49,1 điểm trong tháng Bảy.
Chỉ số PMI tổng hợp của nước Anh, gồm cả lĩnh vực dịch vụ và chế tạo, giảm từ 52,4 điểm xuống còn 47,7 điểm - mức kém nhất kể từ tháng 4/2009. Theo Markit, những bất ổn liên quan tới Brexit được coi là yếu tố chủ yếu dẫn đến tình trạng này.
Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ, động lực tăng trưởng chủ chốt của “xứ sở sương mù”, trong tháng Bảy cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiện người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi EU (Brexit). PMI trong lĩnh vực dịch vụ của nước Anh giảm từ 52,3 điểm xuống còn 47,4 điểm trong tháng Bảy, mức kém nhất kể từ tháng 3/2009.
Các chuyên gia cho rằng số liệu PMI “siêu yếu kém” trong tháng Bảy là căn cứ đầu tiên cho thấy tác động của Brexit đối với kinh tế Anh. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) có thể dựa vào số liệu này để tung ra các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ tại cuộc họp trong tháng Tám.
Theo Markit, nếu chỉ số PMI của các lĩnh vực chế tạo và dịch vụ của nước Anh tiếp tục ảm đạm trong thời gian tới thì khả năng kinh tế nước này có thể sụt giảm 0,4% trong quý III/2016, số liệu kém nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu năm 2008-2009.
Nhà phân tích Neil Wilson thuộc công ty ETX Capital nhận định, số liệu trên mở ra khả năng kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái một lần nữa và điều này sẽ thôi thúc BoE kích hoạt các biện pháp kích thích tăng trưởng mạnh tay hơn.
Khảo sát của hãng tin Reuters công bố hồi đầu tuần (18/7) cho thấy kinh tế nước Anh có thể trượt vào suy thoái trong năm tới, buộc BoE sẽ phải ứng phó bằng cách hạ lãi suất ngay trong cuộc họp tháng 8.
Theo VITIC/Bnews.vn
|