Vụ phá sản của Hanjin đã dẫn tới 400.000 container đang mắc kẹt trên các con tàu mà không thể cập cảng, ước tính giá trị lên tới 14 tỷ USD. Ước tính có khoảng 8.300 chủ hàng có liên quan đến số hàng đang lưu lạc trên biển.
Ngày 31-8-2016, hãng tàu biển lớn nhất Hàn Quốc và thứ 7 thế giới Hanjin đã nộp đơn xin thụ lý tài sản tại Tòa án trung tâm quận Seoul, bước đi đưa hãng tàu đến gần sự phá sản. Trước đó, ngày 30-8-2016, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) - đại diện các chủ nợ của HJS - đã thông báo sẽ không tiếp tục hỗ trợ cho hãng tàu này.
Sự phá sản của Hanjin đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành tầu biển thế giới. Hanjin đang nắm 2,9% vận tải biển toàn cầu chủ yếu phục vụ nhu cầu vận tải tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Vụ phá sản của Hanjin đã dẫn tới 400.000 container đang mắc kẹt trên các con tàu mà không thể cập cảng, ước tính giá trị lên tới 14 tỷ USD. Ước tính có khoảng 8.300 chủ hàng có liên quan đến số hàng đang lưu lạc trên biển.
Hiện tại Samsung đang mắc kẹt số hàng giá trị khoảng 38 triệu USD chủ yếu là các hàng hóa như tivi, điện thoại trên hai con tàu của Hanjin.
Chi phí vận chuyển một container 40ft từ bờ Tây nước mỹ đi Châu Á đã tăng 788 USD từ tháng 5, trung bình hiện tại đã lên đến 1.700 USD/container.
7,8% khối lượng thương mại với Thái Bình Dương của Hoa Kỳ do Hanjin thực hiện.
141 là số tàu của Hanjin hiện có (bao gồm 97 tàu container và 44 tàu chở hàng rời). Hơn một nửa trong số này bị cấm cập cảng và 4 trong số đó bị bắt giữ vào ngày 11/9.
Tính đến cuối tháng 6/2016 số nợ của Hanjin đã lên đến 5,5 tỷ USD (6,1 nghìn tỷ won).
Giá trị thị trường của Hanjin đã rơi xuống 293 triệu USD (322 tỷ won), giảm còn 1/3 trong 2 tuần.
Lỗ của Hanjin trong quý 2/2016 là 226 triệu USD, trên tổng doanh thu 1,3 tỷ USD (1,43 nghìn tỷ won).
Theo Người Đồng Hành.