Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Giải pháp trước mắt cho quy hoạch cảng biển ĐBSCL

9/26/2016 11:19:53 AM

Theo thống kê từ trước năm 2015, mỗi năm khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất, nhập khẩu đến 6,5-6,8 triệu tấn hàng hóa, chiếm đến khoảng 17% khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu cả nước (trong đó hơn 80% là hàng gạo xuất khẩu).

Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 (Trà Vinh) dự kiến nhập khẩu 3,5-4 triệu tấn than mỗi năm từ Indonesia để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Theo quy hoạch thì khu vực này sẽ có đến 15 nhà máy nhiệt điện. Ước tính lượng than cần nhập khẩu sẽ lên đến hàng chục triệu tấn than mỗi năm.

Hiện cảng Cái Cui, Cần Thơ - cảng lớn nhất khu vực - chỉ cho phép tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT. Trong khi đó, do luồng cửa Định An có âm độ chỉ 7,5 mét nên những tàu từ 10.000 DWT trở lên không thể qua được; luồng này còn thường xuyên bị bồi lấp. Luồng qua kênh Quan Chánh Bố (dự kiến được đưa vào sử dụng cuối năm nay) cập được tàu 20.000 DWT nhưng điểm hạn chế cũng là bị bồi lấp nhanh chóng.

Việc nạo vét luồng kênh Quan Chánh Bố và cửa Định An thường xuyên lấy đi lượng cát quá lớn ở phía hạ lưu cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy, mất cân bằng tự nhiên, góp phần gây nên tình trạng sạt lở hai bên bờ sông phía thượng nguồn nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng bồi lắng nhanh, liên tục và chi phí nạo vét cao.

Để phát triển kinh tế ĐBSCL, đòi hỏi tất yếu cần có thêm cảng để phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa, nhất là các cảng nước sâu để phục vụ cho vận chuyển nguyên, nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, các sản phẩm nông sản xuất khẩu.

Cần biết, Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải chỉ mới hoạt động mạnh thời gian gần đây nhưng tình trạng ùn ứ cầu cảng liên tục xảy ra. Những tháng cuối năm 2015, đầu năm 2016, việc nhiều tàu chở hàng vào đây phải nằm chờ khoảng 30 ngày, thậm chí lên đến 45 ngày, thường xảy ra. Tuy cầu cảng cho phép cập tàu khoảng 20.000 DWT và được đầu tư trang thiết bị rất tốt để làm hàng nhanh, nhưng với việc giới hạn mớn nước hiện tại là 6,7 mét thì chỉ cập được các tàu nhỏ dưới 6.000 DWT, tàu lớn hơn phải chờ và chọn thời điểm thủy triều thích hợp.

Đã có rất nhiều phương án được đề xuất như việc chọn Côn Đảo, Nam Du, Hòn Khoai làm cảng nước sâu, trung chuyển nhưng xét về tính kinh tế không mấy khả thi. Bởi nếu chọn các vị trí này làm các cảng trung chuyển thì cần phải có đội tàu chuyển tải thích hợp. Từ bờ đi ra các vùng biển Côn Đảo, Nam Du hay Hòn Khoai phải đi bằng tàu biển, như vậy, toàn bộ đội tàu, sà lan sông hiện có của ĐBSCL sẽ không được tận dụng mà phải đóng mới các loại tàu biển thích hợp. Hơn nữa, nếu chuyển tải bằng các tàu biển 3.000-5.000 DWT cũng sẽ phải chịu cảnh giải phóng hàng chậm, thời gian làm hàng kéo dài, phát sinh thêm nhiều chi phí, đặc biệt là phát sinh chi phí chuyển tải lần nữa vào các sà lan sông mới có thể mang hàng đến tận vùng nguyên liệu.

Cũng có phương án làm đường bộ ra các khu vực Nam Du hay Hòn Khoai, nhưng chi phí đầu tư sẽ cực lớn. Xây dựng các đê chắn sóng là phương án khả thi nhưng chi phí cũng sẽ rất lớn. Cộng tất cả chi phí đầu tư sẽ làm cho tính cạnh tranh của dự án không còn. Khi đó, việc chuyển tải trực tiếp lên Vũng Tàu hay TPHCM sẽ hợp lý hơn.

Như vậy, muốn phát triển hệ thống cảng ở ĐBSCL ngoài việc chọn địa điểm thích hợp (như gần vùng nguyên liệu), chọn nơi có điều kiện tự nhiên hợp lý (như có chắn sóng, tránh sóng, tránh gió lớn, tránh bị bồi lắp nhanh chóng, vùng nước biển sâu đủ để cập tàu có tải trọng lớn), thì việc tận dụng đội tàu sông sẵn có để chuyển tải hàng hóa từ các cảng này về đất liền cũng cần phải được ưu tiên. Đội tàu sông không những chỉ phục vụ chuyển tải mà nó sẽ trực tiếp mang hàng hóa chuyển tải từ tàu mẹ xuống tận các cảng nội địa nhỏ ở từng địa phương.

Việc phát triển cảng biển cần phải tính toán một cách khoa học dựa trên các nhu cầu thực tế, nương theo tự nhiên, tận dụng nguồn lực sẵn có. Có như vậy thì các cảng mới phát huy được hết các ưu thế cạnh tranh so với các cảng sẵn có ở hai khu vực nhộn nhịp nhất miền Nam là TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong khi vẫn loay hoay với việc chọn vị trí để xây dựng cảng nước sâu thì phương án trước mắt để nông - lâm - thủy sản khu vực này nhanh chóng xuất khẩu, giảm giá thành là xây dựng những khu cảng cạn, cảng quốc tế cho tàu nhỏ hay cảng nội địa nhỏ nhưng được đầu tư, trang bị đầy đủ các phương tiện làm hàng hiện đại, để giải phóng hàng nhanh. Các cảng này sẽ đóng vai trò là một nơi trung chuyển, làm tất cả dịch vụ logistics, thủ tục hải quan, kiểm dịch rồi chuyển đi xuất, nhập khẩu tại các cảng lớn ở TPHCM hay Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Đầu tư Tổ hợp cảng biển và Khu công nghiệp tại Quảng Ninh (9/26/2016 10:26:37 AM)
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tham gia lễ khai trương cảng quốc tế trị giá 200 triệu usd tại TP. HCM (9/19/2016 10:31:47 AM)
Sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng đạt gần 5 triệu tấn (9/17/2016 10:34:59 AM)
Vận tải thủy khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Tiềm năng lớn, đầu tư nhỏ (9/17/2016 10:30:38 AM)
Hanjin và các con số (9/16/2016 9:28:26 AM)
Sự sụp đổ của Hanjin và hệ lụy (9/9/2016 1:59:25 PM)
Cảng quốc tế Cái Mép lên kế hoạch đón tàu biển lớn nhất thế giới (9/9/2016 1:57:39 PM)
“Ngồi trên lửa” khi hãng tàu xin phá sản (9/9/2016 1:44:28 PM)
Gần 50% cảng, bến thủy chưa có phương án bảo vệ môi trường (9/5/2016 10:24:12 AM)
Bà Rịa- Vũng Tàu: Tập trung khai thác thế mạnh cảng biển (8/29/2016 9:53:55 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com