Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

DN xuất nhập khẩu: Kẻ khóc - người cười vì tỷ giá !

2/15/2011 10:12:47 AM

Xăng dầu kêu lỗ, than, điện đòi tăng giá. Một loạt hàng hóa thiết yếu của nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ không thể tiếp tục giữ được giá. Trước hàng loạt thông tin nhiều chiều từ công luận, doanh nghiệp và người dân không khỏi lo lắng bởi sớm muộn sẽ chịu tác động từ các áp lực tăng giá này. Các chuyên gia cũng bắt đầu lo ngại về việc tăng chi phí đầu vào sẽ đẩy lạm phát gia tăng, hay còn gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

 

DN nhập khẩu than trời

 

Tỷ giá tăng được coi là đòn giáng chí tử tới các nhà sản xuất phụ thuộc nhập khẩu. Với mức nhập khẩu lên đến 84 tỉ USD trên GDP 102 tỉ USD năm 2010, trong đó chỉ 10% là hàng tiêu dùng, 20% là trang thiết bị, máy móc, còn lại khoảng 70% là đầu vào cho hoạt động kinh tế như xăng dầu, sắt thép, bông sợi..., nền kinh tế nước ta quá phụ thuộc vào nhập khẩu và việc điều chỉnh tỉ giá mạnh như lần này sẽ dẫn đến tăng giá đáng kể các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu kể trên và qua đó tác động tới giá thành sản phẩm và giá mua của người tiêu dùng.

 

Đối với các DN xăng dầu, quyết định chưa tăng giá xăng dầu đánh tan mối lo trong dân chúng, nhưng các DN khá bất bình khi phải chịu thêm sức ép tỷ giá tăng. Lãnh đạo Saigon Petro phân tích, DN xăng dầu phải chịu tác động của 2 loại chênh lệch tỷ giá. Loại thứ nhất, theo hình thức thanh toán bình thường, khi lô hàng xăng dầu về cảng, khoảng 30 ngày sau, DN mới thanh toán cho đối tác nước ngoài. Loại phát sinh chênh lệch tỷ giá thứ hai là khi đến hạn thanh toán ngoại tệ cho đối tác nước ngoài, các ngân hàng không bán ngoại tệ mà bắt DN xăng dầu phải vay ngoại tệ. Giờ đến hạn phải trả ngoại tệ cho ngân hàng thì nghiễm nhiên, DNbuộc phải chịu thiệt hại lớn với khoảng chênh tỷ giá tăng tới 1.200-1.400 đồng/USD so với trước.

 

Ông Vương Thái Dũng - Phó Tổng giám đốc Petrolimex cho biết, tính tới thời điểm này, Petrolimex đang phải nợ một khoản ngoại tệ vô cùng lớn đối với cả ngân hàng trong nước và đối tác nước ngoài, ước giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. Giờ, vì tỷ giá, đơn vị sẽ phải mất thêm cả nghìn tỷ đồng, một khoản phát sinh chi phí kinh doanh khổng lồ.

 

Các DNnày đều bày tỏ, chỉ sợ nhất là kịch bản tái diễn như hồi tháng 7/2008, do nén giá xăng dầu quá lâu, rốt cục, Bộ Tài chính lại cho giá nhảy vọt lên 4.500 đồng/lít xăng. Còn theo cơ chế hiện này, người tiêu dùng trước mắt lợi vì giá xăng thấp, nhưng lâu dài, cũng sẽ thiệt. Vì khi bù lỗ từ Quỹ người dùng xăng nhiều, là người đi ôtô, là người giàu, sẽ được bù nhiều, người sử dụng xăng ít, tiết kiệm lại được bù ít.

 

“Chắc chắn chi phí đầu vào của ngành thép sẽ tăng lên rất mạnh” - Phó Tổng giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên than thở. Trong lúc này, thép đã bị chịu tác động kép khi cùng cơn sốc tỷ giá tăng, giá nguyên liệu đầu vào như phôi, thép phế và than cốc thế giới đều đã tăng từ trước, tới 70-80 USD/tấn. Giá phôi hiện đã là 660-680 USD/tấn, giá thép phế là 540 USD/tấn và than cốc cũng đã xấp xỉ 400 USD/tấn. Mặc dù có lợi thế là sở hữu mỏ quặng lớn nhất miền Bắc, tự sản xuất được lượng phôi lớn nhất trong ngành thép, nhưng công ty vẫn bị thuộc tới 40% phôi và 90% thép phế nhập ngoài.

 

Tới đây, giá thép sẽ còn bị ảnh hưởng bởi giá dầu, cước phí vận tải, giá điện… Hàng loạt giá đầu vào tăng như vậy thì giá thép sẽ phải tăng theo!.

 

Khảo sát cho thấy, nhiều DN kinh doanh các sản phẩm ôtô, xe máy, điều hòa, máy giặt, đồ điện tử nhập khẩu... cũng đang đau đầu với vấn đề tỷ giá. Sốt sắng không kém phải kể đến lĩnh vực điện tử, điện máy khi mùa hè - vụ kinh doanh sôi động nhất trong năm sắp khởi động. Để thành công, ngay từ bây giờ các trung tâm bán lẻ lớn đã phải xem xét các yếu tố, tính toán, lên kế hoạch nhập hàng. Song, khi mà tỷ giá đang biến động mạnh, không ít đơn vị nhận ra rằng, có tiền cũng chưa giải quyết được vấn đề.

 

Tuy nhiên, đây vẫn được cho là mức tăng "không đáng kể" so với những mặt hàng xa xỉ, giá trị lớn như ôtô nhập khẩu - ngoài chịu thuế nhập khẩu còn phải kể đến thuế tiêu thụ đặc biệt lên đến già nửa giá trị chiếc xe.

 

Giá tính thuế nhập khẩu ô tô tăng, nay cộng thêm cú hích tăng tỷ giá VND/USD khiến giá ô tô vọt lên tức thì. Chủ một showroom ô tô bày tỏ, thiệt hại lớn nhất là người mua xe, vì thuế và tỷ giá sẽ được tính vào giá bán xe. Tuy nhiên, khi giá xe buộc phải tăng cao như thế này thì chính các showroom cũng chịu thiệt hại. Chắc chắn, khách hàng cũng sẽ phải nghe ngóng trong một thời gian nhất định và có thể, thị trường sẽ chững lại trong ngắn hạn, anh nói.

 

Thị trường xe ô tô gặp bất lợi bởi nhiều yếu tố. Với một showroom nhập khẩu xe cao cấp, ít nhất có 5 yếu tố “xấu”: tỷ giá, phí trước bạ, bảng giá tham chiếu nộp phí trước bạ, bảng giá trị xe tối thiểu để tính thuế nhập khẩu và đặc điểm đầu năm mới, sau Tết, ít người mua xe. Bởi thế, thuế nhập khẩu xe đã giảm đáng kể theo lộ trình hội nhập trong khu vực, nhưng với các chính sách đến, giá ôtô Việt Nam sẽ vẫn tăng vù vù, cao ngất ngưởng.

 

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, tỉ giá tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến CPI, tác động đến lạm phát bởi các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu được tính theo tỉ giá mới, thậm chí xuất hiện những loại hàng hóa “ăn theo” đà tăng của tỉ giá.

 

DN xuất khẩu hoan hỉ

 

Trong khi các DN nhập khẩu bị giáng một đòn chí tử thì các DN xuất khẩu lại cười hoan hỉ vì lãi kép. Báo cáo tổng hợp của Bộ Công Thương đã cho thấy các ngành xuất khẩu đang lợi đáng kể nhờ giá tăng mạnh. Có thể kể tên như giá chè các loại tăng 10%, gạo tăng 2,8%, sắn tăng 43,4%, cao su tăng 69,1%... Vì thế, dù lượng hàng xuất khẩu giảm đi trong tháng 1 nhưng yếu tố trên đã kéo giá trị nhập khẩu các mặt hàng tăng lên đáng kể trong tháng 1.

 

Dệt may khai xuân năm 2011 đã đầy tín hiệu tốt lành, với lượng đơn hàng đã ký đến hết tháng 3, một số đơn vị đã ký xong đơn hàng hết tháng 9. Tháng 1, ngành này đã đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục tới 900 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2010. Nhờ cú hích tỷ giá, ngành dệt may đã có thêm 1.251 tỷ đồng.

 

Bà Đặng Phương Dung - Phó tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết, chuyện tăng tỷ giá này đối với những đơn vị xuất khẩu dệt may nhiều sẽ không bị ảnh hưởng gì. Đơn vị nào phụ thuộc nhập khẩu nhiều, tỷ giá tăng thì giá xuất khẩu tăng.

 

Nhờ cơ chế tỷ giá mà tháng 1, các DN xuất khẩu chè cũng đã có thêm tới 20,85 tỷ đồng với kim ngạch 15 triệu USD, các DN sắn lời thêm 133,44 tỷ đồng, khi xuất khẩu thu được 96 triệu USD. Tương tự, mặt hàng gạo đạt kim ngạch 194 triệu USD trong tháng 1, tính ra, đã lãi thêm 269,66 tỷ đồng nhờ tỷ giá, ngành cao su đạt kim ngạch xuất khẩu 337 triệu USD và họ đã có thêm 468,430 tỷ đồng tiền chênh lệch tỷ giá.

 

Trong thời gian tới NHNN sẽ điều hành tỷ giá tương đối linh hoạt theo cả hai chiều, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để phát triển thị trường ngoại hối.

 

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
Đường sắt Anh hoàn tiền khách hàng nếu tàu trễ 1 phút (7/2/2014 9:44:25 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Xuất khẩu sang Anh tăng trưởng khá (6/3/2014 10:58:16 AM)
Châu Âu có trại nuôi cá rô phi đầu tiên đạt chứng nhận BAP (5/27/2014 9:31:52 AM)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Anh quí I giảm nhẹ (5/15/2014 9:58:19 AM)
Kinh tế nước Anh tiếp tục có thêm những gam màu sáng (5/12/2014 10:08:42 AM)
Xuất siêu sang Anh đạt 647 triệu USD (5/9/2014 9:21:08 AM)
Xu hướng nào cho các cặp tỷ giá? (5/6/2014 11:18:20 AM)
Trao đổi thương mại Việt Nam-Anh tăng 19,48% (2/24/2014 8:54:25 AM)
Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 35,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Anh (2/19/2014 9:37:01 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com