Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây

6/27/2011 9:01:13 AM

Hàng loạt các thị trường cao cấp, khó tính như Mỹ, Nhật, New Zealand đã đồng ý mở cửa cho trái cây VN xuất khẩu.

 

Thâm nhập thị trường khó tính

 

Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu trái cây VN đón nhận nhiều tin vui từ các thị trường khó tính trên thế giới. Đầu tiên là Mỹ đã cho phép nhập khẩu chôm chôm VN và cấp phép cho vùng sản xuất chôm chôm có diện tích 34 ha tại H.Châu Thành (Bến Tre). Đây là vùng trồng chôm chôm đầu tiên của VN được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ. Trước đó, mặt hàng thanh long cũng gặt hái nhiều thuận lợi từ những thị trường khó tính.

 

Từ đầu năm tới nay, cả nước đã xuất khẩu 600 tấn thanh long sang Mỹ và 200 tấn thanh long sang Nhật Bản, tăng 70% so với cùng kỳ; riêng thị trường Hàn Quốc do mới bắt đầu xuất khẩu nên chỉ đạt 40 tấn. Dự kiến năm nay, lượng thanh long xuất khẩu đi Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đạt khoảng 2.600 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2010.

 

Đặc biệt, mới đây một đoàn chuyên gia của New Zealand đã tới VN để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường này. Dự kiến qua năm 2012, xoài của VN có thể được xuất khẩu vào New Zealand sau khi được xử lý bằng các phương pháp là chiếu xạ và hơi nước nóng.

 

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), thời gian qua, việc xuất khẩu rau hoa quả của VN sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Hơn thế, nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia... lại đang tăng mạnh, nếu theo đà này, có thể giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500 - 510 triệu USD.

Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau hoa quả, các doanh nghiệp xuất khẩu còn nỗ lực tìm hiểu thị trường, thương lượng với các đối tác để nâng cao giá xuất khẩu. Cụ thể đơn giá xuất khẩu chôm chôm sang Pháp hiện là 6,1 USD/kg, tăng 0,1 USD/kg so với cùng kỳ năm trước; cơm dừa sấy khô 2.500 - 2.800 USD/tấn, cao hơn khoảng 100 - 180 USD/tấn so với cùng kỳ 2010...

 

Khó ở quy mô

 

TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, phân tích: “Chỉ đơn cử như xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, Ri-6... chúng ta đã “ăn đứt” sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Nhưng dù chất lượng ngon cũng không thể đẩy mạnh xuất khẩu được do diện tích trồng tập trung ít, sản lượng không đảm bảo tiêu thụ quanh năm”.

 

Ông Nguyễn Văn Thực, lãnh đạo HTX Hòa Lộc (H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cũng nhìn nhận: “Sau khi xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn xuất vào thị trường Nhật Bản thì đối tác các nơi liên hệ liên tục. Tuy nhiên chúng tôi không dám ký hợp đồng tràn lan vì sản lượng xoài ngon quá ít, không đủ cung cấp cho khách hàng”. Vú sữa Lò Rèn và thanh long Chợ Gạo, 2 loại trái cây thường được đưa sang châu Âu, châu Á… giới thiệu để tìm cơ hội xuất khẩu cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Nhiều lần nhà nhập khẩu nước ngoài đề nghị ký hợp đồng dài hạn với số lượng lớn nhưng nhà cung cấp “chùn chân” do không đủ sản lượng đáp ứng, chưa kể tỷ lệ trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu rất ít.

 

Ông Phan Quốc Nam, Giám đốc Công ty TNHH Long Uyên (Tiền Giang), cho biết: “Việc xuất trái cây đông lạnh sang châu Âu không khó, từ đầu năm 2011 đến nay, chúng tôi nhận đơn đặt hàng đều đặn, nhưng nhiều lần  đối tác yêu cầu một số lượng rất lớn thì công ty không thể đáp ứng. Hiện chúng tôi đang đầu tư nâng cấp gấp đôi công suất để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu”.

 

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay, vùng Nam Bộ có khoảng 22 cơ sở công nghiệp chế biến rau quả (chiếm 45% so với cả nước) với tổng công suất thiết kế còn thấp, đạt khoảng 170.160 tấn sản phẩm/năm (trong đó phân bố tập trung ở vùng Đông Nam bộ có 12 cơ sở với tổng công suất thiết kế là 93.100 tấn sản phẩm/năm, ĐBSCL có 10 cơ sở với tổng công suất thiết kế: 77.060 tấn sản phẩm/năm). Số cơ sở công nghiệp chế biến các loại quả thường có công suất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, nhãn hiệu hàng hóa ít được người tiêu dùng biết đến... Việc cung cấp nguyên liệu không đều và thiếu ổn định do chưa làm tốt công tác rải vụ thu hoạch, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà vườn với nhà máy, do đó các cơ sở chế biến hiện chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất. Mặt khác, trong chuỗi giá trị gia tăng gắn kết giữa sản xuất - thu mua - chế biến bảo quản - tiêu thụ trái cây nước ta, khâu chế biến bảo quản còn quá nhiều hạn chế, yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển ngành hàng trái cây VN. Vì vậy, trong thời gian tới, việc đầu tư vùng nguyên liệu tập trung theo hướng VietGAP để có sản phẩm sạch cho chế biến là một nhu cầu thiết yếu.

 

Theo TNO

TIN LIÊN QUAN
Sản xuất rượu từ hoa quả tươi: Lợi lớn nhưng nông dân vẫn chưa ham (6/18/2014 9:46:38 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Xuất khẩu trái cây năm nay sẽ thuận lợi (3/14/2014 10:05:50 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Xuất khẩu cả năm có thể đạt 131 tỷ USD (11/5/2013 10:33:27 AM)
Khánh thành đường hầm Á - Âu đầu tiên (10/29/2013 10:57:19 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Mở rộng “cửa” xuất khẩu (9/23/2013 11:03:11 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Philippines đẩy mạnh nhập khẩu gạo Việt Nam (6/25/2011 10:14:59 AM)
Xuất khẩu sang Hàn Quốc gặp khó vì rào cản văn hóa (6/25/2011 10:07:20 AM)
Dệt may xuất siêu 2,1 tỉ USD (6/25/2011 10:04:31 AM)
Giày dép có thể bị loại khỏi danh sách ưu đãi thuế của EU (6/24/2011 10:25:46 AM)
Xuất khẩu than của Mông Cổ đạt 25 triệu tấn năm nay (6/24/2011 10:25:03 AM)
Cả nước xuất khẩu 263.170 tấn cá tra trong 5 tháng (6/24/2011 10:24:02 AM)
Xuất nhập khẩu tháng 6 và những con số ấn tượng (6/24/2011 10:23:19 AM)
Doanh nghiệp quay quắt vì thiếu nguyên liệu hải sản (6/24/2011 10:21:45 AM)
Than xuất khẩu có thể chịu thuế cao (6/24/2011 10:19:21 AM)
Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc tăng mạnh (6/24/2011 10:12:01 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com