Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nợ công lan rộng đến phần lớn các nước Eurozone

11/18/2011 9:50:22 AM

Bài viết đăng trên báo Tiếng vang của Pháp ra ngày 16/11, cho thấy khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang chuyển sang giai đoạn nguy kịch hơn, tác động đến hầu hết các nước thành viên khu vực.

Tại Pháp, mức chênh lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này so với lãi suất chuẩn của Đức ngày 15/11 lên đến 190 điểm cơ bản, trong khi trước thời điểm xảy ra khủng hoảng, cộng đồng tài chính đặt hai nước này ở vị trí hầu như ngang bằng.

Tình trạng các nhà đầu tư mất niềm tin vào nợ công của Pháp càng tăng khi chỉ số xếp hạng tín nhiệm tín dụng của nước này liên tục bị đe dọa, do kinh tế tăng trưởng chậm trong khi các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách nhà nước chưa mang lại kết quả. Pháp sẽ tiếp tục thăm dò lòng tin của các nhà đầu tư với dự định phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm với mức lãi suất 2,4%. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Pháp trên thị trường hiện ở mức 3,68%, cao hơn nhiều so với mức lãi suất chuẩn 1,78% của Đức.

Không chỉ Italy, Tây Ban Nha và Pháp phải chịu sức ép trên thị trường. Mức bảo hiểm rủi ro cho trái phiếu chính phủ của Áo, Hà Lan và Phần Lan, và lãi suất trái phiếu chính phủ của 3 nước góp phần tạo nên nòng cốt của Khu vực đồng euro này đều tăng.

Là thành viên duy nhất đủ sức bảo trợ cho Khu vực đồng euro, Đức giờ đây khó thoát khỏi tầm ngắm của khủng hoảng nợ công nếu nước này không tìm được giải pháp đúng đắn cho cuộc khủng hoảng đang làm chao đảo "lục địa già."

Tại Tây Ban Nha, chính phủ nước này lần đầu tiên đã thừa nhận không thể đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 1,3% trong năm 2011. Thứ trưởng Bộ Tài chính Jose Manuel Campa khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu đề ra.

Với tốc độ tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 0,8% so với mục tiêu ban đầu 1,3%, cộng với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 21,5%, quốc gia được coi là "con bài đôminô" nợ công tiếp theo trong Khu vực đồng euro này có thể lại rơi vào suy thoái kinh tế, chỉ sau 2 năm vừa thoát khỏi tình trạng trên.

Trong khi đó, nỗ lực của cộng đồng quốc tế đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công đang ngày càng xấu đi ở Khu vực đồng euro lại vấp phải một số khó khăn. Vụ trưởng Vụ châu Âu thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - đơn vị giám sát các gói cứu trợ vỡ nợ phối hợp giữa Liên minh châu Âu (EU) và IMF dành cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha, ông Antonio Borges vừa bất ngờ từ chức.

Thông báo ngày 16/11 của IMF cho biết ông Borges xin từ chức vì lý do cá nhân, song hãng tin AFP cho biết tháng trước, ông này bất ngờ tuyên bố IMF có thể can thiệp vào thị trường trái phiếu thứ cấp để ủng hộ các nước thành viên gặp khó khăn về tài chính. Ông Borges sau đó đã phải nói lại rằng IMF không thể can thiệp trực tiếp vào thị trường trái phiếu mà chỉ có thể cho các nước thành viên vay tiền. IMF đã chỉ định Giám đốc Chiến lược của định chế này là ông Reza Moghadam tiếp quản vị trí Vụ trưởng Vụ châu Âu.

Ngoài ra, hai nền kinh tế lớn nhất Khu vực đồng euro là Pháp và Đức vẫn bất đồng sâu sắc về việc liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có nên can thiệp mạnh hơn để chặn đứng nguy cơ "bệnh" nợ công lan rộng hay không, sau khi quyết định của ECB mua trái phiếu chính phủ của những nước gặp khó khăn không trấn an được thị trường tài chính.

Người phát ngôn Chính phủ Pháp Valerie Pecresse cho rằng không chỉ đảm bảo sự ổn định của đồng euro, ECB phải thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo ổn định tài chính cho châu Âu.

Bộ trưởng Tài chính nước này Francois Baroin nhắc lại lập trưởng của Paris rằng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) cần có "giấy môn bài" ngân hàng để có thể vay tiền từ ECB, như một biện pháp dựng thêm "bức tường lửa" ngăn chặn nợ công lan rộng.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố Berlin phản đối bất kỳ sức ép nào đòi ECB giữ vai trò lớn hơn trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ công với lý do các hiệp ước của EU không cho phép ECB hành động như vậy.

Theo bà Merkel, cách tốt nhất để khôi phục lòng tin thị trường là thực hiện các cải cách kinh tế đã được nhất trí và xây dựng một EU liên kết chính trị chặt chẽ hơn thông qua việc thay đổi Hiệp ước EU. Các nhà hoạch định chính sách ECB cũng phản đối việc cộng đồng quốc tế kêu gọi ngân hàng này hành động kiên quyết hơn, khẳng định giải quyết khủng hoảng nợ công là trách nhiệm của các chính phủ thành viên khu vực.

Theo TTXVN/Vietnam+

TIN LIÊN QUAN
Mỹ và EU vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu (6/6/2014 9:23:30 AM)
EU phê duyệt liên minh P3 (6/5/2014 8:55:49 AM)
Đưa hàng Việt vào EU (6/4/2014 9:36:54 AM)
Xuất khẩu tôm sang EU có nhiều điều kiện bứt phá (5/20/2014 9:20:31 AM)
Sản phẩm gỗ xuất sang EU có thể đạt kim ngạch 1 tỷ USD (4/19/2014 10:07:37 AM)
EU- Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (4/14/2014 9:03:13 AM)
Việt Nam đang tiến gần đến FTA với EU, TPP (4/5/2014 8:50:50 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và hướng mở rộng sang EU (3/26/2014 9:15:37 AM)
Xuất khẩu surimi sang EU bứt phá ngay từ tháng đầu năm (3/20/2014 9:56:55 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Thương mại 2 chiều Trung Quốc-ASEAN tăng 37 lần (11/18/2011 9:49:32 AM)
Cơ hội tăng trưởng kinh tế bền vững và phổ quát (11/17/2011 9:21:35 AM)
Eurozone cần hội nhập hơn để vượt khủng hoảng (11/17/2011 9:20:14 AM)
Thông tin thị trường 17-11 (11/17/2011 8:44:42 AM)
Lãi suất ngoại tệ phi đôla tăng mạnh (11/17/2011 8:34:32 AM)
Châu Âu công bố sách trắng về thương mại và đầu tư tại Việt Nam (11/16/2011 11:05:10 AM)
Giá trị SX nông nghiệp năm 2011 ước đạt 12.718 tỉ đồng (11/16/2011 10:51:34 AM)
Tìm lại “vai diễn” cho doanh nghiệp nhà nước (11/16/2011 10:02:07 AM)
APEC cần đóng góp tích cực để tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu (11/16/2011 9:42:08 AM)
“Sóng ngầm” thị trường tiền tệ (11/15/2011 10:30:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com