Hiệp ước mới đã thất bại trong việc khôi phục lòng tin thị
trường tài chính, buộc ngân hàng Trung ương châu Âu phải tiến thêm 1 bước nữa.
Đồng euro giảm mạnh nhất so với đồng USD trong 2 tháng, cổ
phiếu trượt giá, chi phí đi vay của Italia và Tây Ban Nha tăng, Anh phản đối
thay đổi Hiệp ước và buộc các nước khu vực đồng euro đàm phán 1 hiệp định tài
chính bên ngoài Liên minh, đó là các dấu hiệu tiêu cực trong tình hình kinh tế
khu vực đồng euro trong ngày thứ 2.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết hiệp định mới thực
thi quy tắc nợ và thâm hụt ngân sách đối với 17 quốc gia trong khu vực đồng
Euro dựa trên các biện pháp trừng phạt sẽ bắt đầu được thi hành trước
Giáng
sinh.
Tổng thống Sarkozy cũng cho biết thêm dự thảo đầu tiên của
hiệp ước mới sẽ hoàn thành vào đầu tuần tới. Đến tháng 6, Hiệp ước sẽ có phê
chuẩn của tất cả các quốc gia thành viên ngoại trừ nước Anh.
Trước khi hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra, ngân hàng trung
ương châu Âu ECB đã giảm giảm lượng mua vào trái phiếu của các quốc gia đồng
euro, điều này đã tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo. Trong tuần, tính đến ngày
9/12 ECB mua vào 635 triệu euro trái phiếu, trong khi đó tuần trước mua vào
3,66 tỷ euro.
Lợi tức trái phiếu Italia tăng 7%, lên gần mức kỷ lục trong
kỷ nguyên của đồng euro ngay cả khi ngân hàng trung ương châu Âu vẫn mua vào
trái phiếu của các quốc gia trong khu vực nhằm hạn chế đà tăng vọt của chi phí
đi vay. Điều này đã khiến giới đầu tư thêm lo ngại về tình hình châu Âu.
Hãng xếp hạng tín dụng Moody's cho biết, Hội nghị đã không
đưa ra được các biện pháp mới và cũng không làm giảm nguy cơ hạ xếp hạng tín
dụng. Sự vắng mặt của các chính sách giúp ổn định hiệu quả thị trường tín dụng
là lý do khiến Moody's tiếp tục xem xét lại mức độ và sự phân tán của các xếp
hạng trong quý đầu tiên của năm 2012 như thông báo đưa ra hồi tháng 11.
Fitch Ratings cho biết hội nghị thượng đỉnh không đưa ra được
một giải pháp "toàn diện" để đối phó với cuộc khủng hoảng, điều này
đã gia tăng thêm áp lực xếp hạng cho các quốc gia khu vực đồng euro.
Trong khi đó, dư chấn chính trị từ rạn nứt lịch sử giữa Anh
và 27 quốc gia trong khối EU vẫn chưa kết thúc, Thủ tướng David Cameron phải
đối mặt với sự căng thẳng trong liên minh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos cho biết
ông muốn tiến hành nhanh cuộc đàm phán với EU, IMF và các ngân hàng trước khi
cuộc bầu cử của quốc gia này diễn ra. Tình hình Hy Lạp có thể sẽ rất nguy hiểm
nếu gói cứu trợ thứ 2 trị giá 130 tỷ euro thất bại.
Theo Vinanet