Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

"Viễn thông đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế"

12/13/2011 11:45:27 AM

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Viễn thông Việt Nam là một ví dụ về hiệu quả của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Những năm qua, viễn thông Việt Nam đã phát triển nhanh, sánh vai cùng với nhiều nước phát triển về viễn thông. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, viễn thông còn đóng góp lớn vào sự tăng trưởng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Không thể xóa bỏ DNNN

Đây là nhận định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị 10 năm đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cuối tuần qua. Theo Thủ tướng, đổi mới, tái cơ cấu DNNN không phải là để xóa bỏ DNNN. DNNN là lực lượng nòng cốt quan trọng của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất để Nhà nước điều hành nền kinh tế.

Tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, mặc dù còn nhiều tồn tại, vướng mắc nhưng thành công của 10 năm cổ phần hóa (CPH) DNNN là rất đáng ca ngợi: Quá trình CPH đã tạo ra cơ chế đa sở hữu, tạo ra động lực quản lý, cơ chế quản lý mới, từ đó hiệu quả của doanh nghiệp được tăng cao hơn. Đồng thời nhờ có đa sở hữu, hoạt động quản trị minh bạch, công khai và ít tiêu cực hơn. Thủ tướng khẳng định CPH là con đường đúng, chủ trương đúng. Các DNNN nhìn chung là thành công, làm được vai trò Nhà nước giao, hiệu quả kinh doanh tăng đáng kể. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối lưu thông nền kinh tế. Nhiều lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn, lợi nhuận không cao mà tư nhân chưa thể đảm nhận được, đòi hỏi phải có vai trò của DNNN.

Thủ tướng lấy ví dụ như trong những năm qua, ngành viễn thông - CNTT Việt Nam đã phát triển rất nhanh, sánh vai cùng với nhiều nước phát triển về viễn thông. Viễn thông còn là ngành tạo nền tảng, cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Theo một số đánh giá, trong 10 năm qua, sự phát triển của CNTT đã đóng góp 60% vào mức tăng năng suất lao động ở Mỹ, 50% ở Canada và 40% ở các nước châu Âu. Vì vậy, sự phát triển của CNTT ở Việt Nam vừa qua đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội, chứ không chỉ là hiệu quả của riêng doanh nghiệp.

Được thành lập năm 2006 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong 5 năm qua đã có những kết quả đáng tự hào. Tại hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT, ông Phạm Long Trận cho biết: Doanh thu của VNPT sau 4 năm tăng 2,2 lần, doanh thu năm 2010 đạt 101.569 tỷ đồng , lợi nhuận năm 2010. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là trên 22%. Nộp ngân sách năm 2010 đạt 8.828 tỷ đồng, tăng 1,54 lần so với năm 2006 và một doanh nghiệp hàng đầu về đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2010, VNPT đã thực hiện tách bưu chính ra khỏi viễn thông. Đây là nhiệm vụ khó khăn, bởi Bưu chính vừa có nhiệm vụ hoạt động công ích vừa phải sản xuất kinh doanh, đồng thời lợi nhuận của lĩnh vực này đang bị thu hẹp dần. Vì vậy tập đoàn đã trình Chính phủ xin cơ chế hỗ trợ cho bưu chính và đã trích 25% lợi nhuận sau thuế để bổ sung cho bưu chính công ích và bổ sung để vốn điều lệ của bưu chính đạt 8.400 tỷ đồng.

Ngoài ra trong 4 năm qua, VNPT đã nộp 3.172 tỷ đồng vào quỹ viễn thông công ích, riêng năm 2010 nộp 1.032 tỷ đồng.

Trao quyền chủ động cho Tập đoàn kinh tế

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định sau 5 năm chuyển đổi thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN), song vẫn tồn tại những bất cập, vướng mắc khi triển khai mô hình thí điểm.

Ví dụ hiện nay Luật Doanh nghiệp chưa quy định hết những vấn đề của TĐKTNN, đặc biệt là với những tập đoàn có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng như VNPT thì việc này ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của tập đoàn.

Ông Phạm Long Trận kiến nghị “Hiệu quả hoạt động chưa cao bởi chúng tôi phải thực hiện quá nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian khiến mất cơ hội. Đã cho chúng tôi quyền tự chủ thì cũng cần cho chúng tôi quyền chủ động hơn. Môi trường của ngành bưu chính viễn thông đang thay đổi rất nhanh, cạnh tranh rất lớn. Vì vậy mô hình tổ chức phải làm sao phù hợp với sự biến đổi của công nghệ”. 

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì TĐKTNN do Nhà nước quyết định thành lập, khi thay đổi về cơ cấu tổ chức thì Tập đoàn phải có đề án báo cáo Chính phủ, sau khi phê duyệt mới được triển khai thực hiện. Do vậy, việc đổi mới tổ chức của Tập đoàn không được thực hiện kịp thời, làm lỡ cơ hội kinh doanh và giảm sức cạnh tranh của các TĐKTNN. 

Ông Phạm Long Trận cho biết :"Trong 4 năm qua triển khai mô hình TĐKTNN đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt với một đơn vị lớn như VNPT, có chi nhánh rộng khắp đến tận xã. Những khung pháp lý đã đưa ra trong thời gian qua có nhiều điểm chưa được phù hợp. Cho nên trong lĩnh vực quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Đơn cử như theo Luật Doanh nghiệp, các đơn vị viễn thông ở cấp tỉnh coi như một chi nhánh nên việc đăng ký kinh doanh lại rất khó và mất nhiều thời gian. Việc này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhiệm vụ công ích của đơn vị. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý và các văn bản dưới luật để các đơn vị đặc thù của ngành bưu chính viễn thông có thể hoạt động tốt".

Ông cũng kiến nghị với Thủ tướng rằng những thay đổi nhỏ trong quá trình hoạt động, tái cấu trúc như giải tán công ty, sáp nhập, chia tách, thì xin phép cho tập đoàn tự quyết định mà không phải trình lên Thủ tướng. Tập đoàn đảm bảo lợi ích và nguyên tắc chung, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về những quyết định này.

Được biết trong giai đoạn sắp tới, với những điều chỉnh khung pháp lý của nhà nước, sự điều chỉnh của thị trường CNTT,  định hướng hoạt động của VNPT là: Tái cấu trúc công ty mẹ theo định hướng chỉ điều hành các ngành chủ lực và hạ tầng , thực hiện chức năng đầu tư tài chính ; Triển khai thực hiện công ty hóa, giảm thiểu số đơn vị hạch toán phụ thuộc, các chi nhánh của tập đoàn ; Cấu trúc lại lĩnh vực, phạm vi đầu tư, điều chỉnh lại vốn của VNPT tại các công ty cổ phần để tập trung nguồn lực cho lĩnh vực chủ yếu là BCVT và CNTT ; Xây dựng và triển khai CPH công ty mẹ theo chỉ đạo của Thủ tướng.

 

Theo Vnmedia

TIN LIÊN QUAN
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
‘Chỉ tăng trưởng 5,5-6%, kinh tế Việt Nam sẽ mãi làng nhàng’ (7/31/2013 9:17:06 AM)
Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn mạnh (6/3/2013 9:19:49 AM)
Thách thức tăng trưởng (5/6/2013 9:26:23 AM)
Hàng hóa tăng ngược giá xăng (4/23/2013 9:36:04 AM)
Giá vàng giảm mạnh nhất 3 thập kỷ (4/16/2013 8:58:38 AM)
Xuất khẩu đã đưa kinh tế Việt Nam thoát khỏi tình trạng bất ổn (4/3/2013 11:13:03 AM)
Kinh tế TQ, Mỹ, Ấn Độ đứng đầu thế giới năm 2050 (2/6/2013 9:52:24 AM)
Kinh tế có dấu hiệu triển vọng vào nửa sau của năm (1/31/2013 9:48:59 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Tái cơ cấu ngân hàng: “Hòa bình” thay vì “bạo lực” (12/13/2011 9:40:40 AM)
Thị trường Pháp : Triển vọng 2012 (12/13/2011 9:37:25 AM)
Châu Á - Thái Bình Dương: Nâng tầm vị thế Việt Nam (12/12/2011 9:39:01 AM)
Giá xe máy tiếp tục giảm dù thị trường đã ấm lên (12/12/2011 9:36:25 AM)
Đề án Tái cấu trúc CTCK giai đoạn 2011-2015: Sẽ thu hẹp số lượng CTCK (12/12/2011 9:35:41 AM)
Tái cơ cấu kinh tế trên thế giới: Xu hướng và kinh nghiệm (12/12/2011 9:33:16 AM)
Cùng doanh nghiệp biến khó thành cơ hội (12/12/2011 9:32:10 AM)
10 rủi ro lớn của kinh tế thế giới 2012 (12/10/2011 10:20:07 AM)
Doanh nghiệp Trung Quốc bán tàu với giá sắt vụn (12/10/2011 10:19:20 AM)
Nhiều thông tư làm khó doanh nghiệp (12/10/2011 10:18:23 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com