Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tái cơ cấu ngân hàng: “Hòa bình” thay vì “bạo lực”

12/13/2011 9:40:40 AM

Lặng lẽ, nhưng nhờ có kịch bản kỹ càng, Ngân hàng Nhà nước đã có thành công bước đầu trong vụ hợp nhất ba ngân hàng.

Có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước đang lựa chọn những giải pháp “hòa bình” thay vì “bạo lực” trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngân hàng.

Hợp nhất trong bình yên

Ngày 6/12/2011, Ngân hàng Nhà nước công bố chủ trương hợp nhất ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank và SCB thì ngày 8/12, ba đơn vị nói trên đã có ngay thông báo mời họp “đại hội cổ đông bất thường năm 2011”, diễn ra vào 15/12 5 tới. 

Điều này cho thấy, các cổ đông chủ chốt đã có sự chuẩn bị từ trước và đạt được được sự đồng thuận cao nhằm hợp nhất thành công ba ngân hàng; đưa “ngân hàng hợp nhất” trở thành một đơn vị có năng lực tài chính vững mạnh, quản trị điều hành phù hợp với quy định luật pháp, thông lệ quốc tế và phát triển bền vững trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên BIDV, đơn vị được giao nhiệm vụ thay mặt nhà nước quản lý phần vốn nhà nước hỗ trợ chi trả thanh khoản cho “ngân hàng hợp nhất” trước trong và sau quá trình hợp nhất nói: “Với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và hiện diện của BIDV, tôi tin rằng, hoạt động của “ngân hàng hợp nhất” nhanh chóng ổn định trở lại; tuân thủ luật pháp, đáp ứng các yêu cầu, chỉ số an toàn của Ngân hàng Nhà nước; tập trung giải quyết các khoản nợ tín dụng để thu hồi nợ và đánh giá được tài sản đảm bảo nợ, bao gồm cả tính hợp lệ, hợp pháp cũng như giá trị thực của chúng”.

Đặc biệt, đối với quyền lợi người gửi tiền, ông Hà khẳng định: “Trong bất kỳ trường hợp nào, sẽ đảm bảo bảo mọi quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp khi tái cơ cấu. Với chế độ chính trị của Việt Nam, sẽ không có câu chuyện người gửi tiền bị mất tiền!”.

Liên quan đến vụ hợp nhất nói trên, có một số  vấn đề khá nhạy cảm, trao đổi với người viết, ông Hà cho biết, thứ nhất, nguồn tài chính mà Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản cho “ngân hàng hợp nhất” không phải lấy từ ngân sách mà là từ nguồn nguồn tiền nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ.

Thứ  hai, BIDV “được gì, mất gì” khi tham gia vào vụ hợp nhất, ông Hà khẳng định, đây là nhiệm vụ chính trị được Đảng và Chính phủ giao cho BIDV trong quá trình tái cơ cấu ba ngân hàng này. Tất cả các khoản vốn hỗ trợ thanh khoản của nhà nước cho ba ngân hàng trên được theo dõi và hạch toán riêng; không làm ảnh hưởng đến báo cáo cân đối kế toán và báo cáo cân đối tài chính của BIDV. BIDV chỉ cử lực lượng nhân sự (trước mắt là 22 người) và sử dụng kinh nghiệm, kỹ năng của mình để hỗ trợ “ngân hàng hợp nhất”.

Thứ  ba, mới đây BIDV cũng ký “hợp tác song phương” với hai ngân hàng nhỏ khác, liệu sắp tới, có chuyện hợp nhất giữa các đơn vị này và vai trò của BIDV như thế nào nếu sự kiện hợp nhất xảy ra, ông Hà cho biết thêm, từ xưa đến nay, các tổ chức tín dụng luôn có các hoạt động ký kết hợp tác với nhau. Trong đó, các tổ chức tín dụng lớn, vững thanh khoản vẫn hỗ trợ bạn hàng trên thị trường liên ngân hàng dưới các hình thức cấp hạn mức tín chấp và cấp hạn mức có tài sản đảm bảo.

Với những ngân hàng là bạn hàng, trong đó có các đơn vị từng ký hợp tác song phương với BIDV, nếu được cấp hạn mức hỗ trợ thì BIDV đều lựa chọn hình thức “cấp có tài sản đảm bảo” và tỷ lệ cấp vốn trên tài sản đảm bảo được duy trì không quá 50%.  

Chọn lựa hiệu quả

Ngày 6/12, trình bày báo cáo “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015” tại hội nghị CG cuối kỳ 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói: “Chúng tôi dự kiến từ nay đến 2013, sẽ thực hiện phân nhóm các tổ chức tín dụng, hỗ trợ thanh khoản đối với các đơn vị gặp khó khăn; xây dựng phương án tái cấu trúc và thực hiện tái cấu trúc toàn diện các ngân hàng hoạt động chưa tốt; từng bước thực hiện tái cấu trúc toàn hệ thống. Những bước đi đầu tiên của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã và đang được ngành ngân hàng triển khai thận trọng, đảm bảo an toàn”.

Như vậy, kịch bản “tự nguyện hợp nhất” như Ficombank, TinNghiaBank và SCB đang làm sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu, được đánh giá là an toàn và hiệu quả hơn so với các hình thức khác như sáp nhập hay phá sản, giải thể.

Theo phân tích của một Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lựa chọn hình thức hợp nhất, sẽ tránh được thói quen cố hữu “riêng một góc trời” ở nhiều ngân hàng cổ phần, vốn tồn tại quá lâu trong hệ thống ngân hàng.

Thứ  hai, xét về hiệu quả chi phí và lợi nhuận thì đây là sự giải pháp khôn ngoan. Ở chỗ: nếu trước đây, các ngân hàng phải duy trì nhiều bộ máy hoạt động thì nay chỉ còn một. Từ đó, ngân hàng giảm được chi phí nhân lực, nhất là số nhân lực cấp cao. Ở nhiều ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình, thu nhập của phó tổng giám đốc và tổng giám đốc khoảng 2 - 5 tỷ đồng/năm.

Thứ  ba, khi tái cơ cấu, “ngân hàng hợp nhất” buộc phải xác định lại phân khúc thị trường một cách rõ ràng thay vì “vừa đa năng hiện đại vừa bán lẻ” hoặc “vừa nông thôn vừa thành thị” như lâu nay. Từ việc xác định lại phân khúc, ngân hàng cần cân đong, tính toán lại quy mô mạng lưới; dẹp bỏ những điểm giao dịch thiếu hiệu quả, nhờ đó giảm được rất nhiều chi phí duy trì mạng lưới.

Thứ  tư, khi chọn hình thức tự nguyện hợp nhất, sẽ tránh được đổ vỡ ngân hàng và lây lan dây chuyền ra cả hệ thống. Bằng chứng là mấy ngày qua, lượng tiền gửi đã tăng trở lại vào các ngân hàng hợp nhất nói trên theo chiều hướng ngày hôm sau tăng hơn 50% so với ngày hôm trước, kể từ thời điểm công bố hợp nhất. 

Sự bình yên đó vừa giúp các ngân hàng vẫn duy trì hoạt động ngay cả trong quá trình tái cơ cấu; đồng thời, nhà nước cũng không tổn thất xử lý gánh nặng đổ vỡ ngoài việc phải bỏ ra một lượng tiền để hỗ trợ thanh khoản nhưng sau này nhà nước sẽ được bù đắp trở lại khi “ngân hàng hợp nhất” ổn định hoạt động.

Cuối cùng, thành quả lớn nhất thu được từ lựa chọn hợp nhất chính là củng cố niềm tin của người dân và tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng. Điều này vừa đảm bảo cho ngân hàng thực hiện đúng chức năng phân phối nguồn lực từ tiết kiệm đến đầu tư; vừa giữ ổn định các thị trường vàng, ngoại tệ, khi người dân không rút tiền để cất trữ và đầu cơ các tài sản này.

Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu sang Nga trong 6 tháng đầu năm tăng gần 100% (9/16/2014 9:55:58 AM)
Nga có thể nhập titan từ Việt Nam nếu nguồn cung Ukraine gián đoạn (6/19/2014 9:48:37 AM)
Cơ hội tăng xuất khẩu vào Nga (5/28/2014 9:24:43 AM)
WWL bổ sung cảng đến Nga (4/28/2014 10:01:44 AM)
Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nga sẽ tăng (4/21/2014 9:12:34 AM)
Việt Nam đầu tư sang Nga 2,47 tỷ USD (4/12/2014 10:28:24 AM)
Sản lượng gạo Nga có thể giảm nếu chính phủ không hỗ trợ (3/29/2014 10:19:29 AM)
Cơ hội mở cho hàng Việt sang Nga (3/21/2014 9:32:58 AM)
Ngân hàng có thể giảm 1-2% lãi suất cho vay (2/20/2014 9:42:31 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Thị trường Pháp : Triển vọng 2012 (12/13/2011 9:37:25 AM)
Châu Á - Thái Bình Dương: Nâng tầm vị thế Việt Nam (12/12/2011 9:39:01 AM)
Giá xe máy tiếp tục giảm dù thị trường đã ấm lên (12/12/2011 9:36:25 AM)
Đề án Tái cấu trúc CTCK giai đoạn 2011-2015: Sẽ thu hẹp số lượng CTCK (12/12/2011 9:35:41 AM)
Tái cơ cấu kinh tế trên thế giới: Xu hướng và kinh nghiệm (12/12/2011 9:33:16 AM)
Cùng doanh nghiệp biến khó thành cơ hội (12/12/2011 9:32:10 AM)
10 rủi ro lớn của kinh tế thế giới 2012 (12/10/2011 10:20:07 AM)
Doanh nghiệp Trung Quốc bán tàu với giá sắt vụn (12/10/2011 10:19:20 AM)
Nhiều thông tư làm khó doanh nghiệp (12/10/2011 10:18:23 AM)
Hướng đi nào cho công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu? (12/10/2011 10:17:47 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com