Thời
điểm người dân trong nước hối hả chuẩn bị đón tết thì những đặc sản tết như:
bánh chưng xanh, giò chả, dưa hành, củ kiệu, cà pháo, mứt tết cho đến lá ớt, lá
chuối đã được các DN Việt Nam xuất khẩu khắp năm châu.
Chủ lực
bánh chưng
Những
ngày cuối năm, đến làng bánh chưng Tranh Khúc, Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội, tấp
nập gói bánh xuất đi thị trường nước ngoài như: Lào, Thái Lan, Đức, Nga...
Anh
Nguyễn Ngọc Minh, 45 tuổi một trong những hộ gói bánh chưng XK ra nước ngoài
trong làng, vừa gói bánh vừa tâm sự: Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày Tết hợp đồng đặt hàng lại tới tấp gửi về. Bánh
xuất đi nước ngoài thường phải gói nhiều lá hơn so với hàng trong nước, để khi
xếp vào thùng, vận chuyển đi xa bánh không suy suyển, tăng thời gian sử dụng.
Bánh luộc xong được đưa ra sân bay ngay.
"Phần
lớn khách hàng đều yêu cầu giữ nguyên hương vị của bánh chưng truyền thống,
nhưng cũng có người đòi thay đổi nguyên vật liệu để phù hợp với khẩu vị",
anh Minh nói.
Phục vụ
thị trường tết Nguyên đán năm 2012, 30 tấn bánh ít, bánh chưng, bánh tét, thu
gom, sơ chế, đóng gói ớt trái, gừng, thanh long.... theo đơn đặt hàng của các
siêu thị châu Âu và Bắc Mỹ đang được Công ty TNHH Long Uyên, khu công nghiệp Mỹ
Tho, Tiền Giang chuẩn bị suốt ngày đêm.
Cơ sở
bánh chưng Trần Gia, Biên Hòa, Đồng Nai cũng đang hối hả chuẩn bị 30 tấn bánh
chưng bánh tét, lá dong XK sang Pháp, Mỹ phục vụ ngày tết cho bà con Việt Kiều.
Theo
ông Trần Thanh Toàn, chủ cơ sở Trần Gia, đơn hàng bánh chưng năm nay tăng gấp
đôi so với năm ngoái. Các đơn hàng phải đặt trước hơn một tháng trước khi xuất,
cơ sở mới chủ động kịp. Nhờ chất lượng ổn định, cơ sở Trần Gia còn hợp tác với
các cơ sở làm bánh kẹo, mứt tết để xuất hàng đi kèm.
Không
chỉ có bánh chưng, mứt tết, hàng loạt sản phẩm mang hương vị đặc trưng của các
miền quê Việt như: Bánh tráng, tôm chua, củ kiệu, tỏi chua ngọt, dưa nụ muối,
cà pháo mắm tôm chua, nước mắm cá cơm, bánh da lợn, năm nay có thêm xôi gấc
đỏ... vẫn đang tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, các nước
châu Âu..., đưa "thực đơn" XK hàng đặc sản ngày càng đa dạng hơn.
Độc đáp
lá ớt, lá chuối
Cách
đây 2,3 năm, cũng như lá ớt, lá chuối Việt Nam đã được nhiều DN nước ngoài chào
đón. DN đầu tiên XK lá chuối sang Mỹ là Công ty Thành Hải, huyện Nhà Bè, TP. Hồ
Chí Minh. Cuối tháng 12/2008, Công ty Thành Hải đã xuấy đi Mỹ 20 tấn lá chuối
cho Tập đoàn A&M Seafood. Để có hàng XK, Công ty Thành Hải phải cất công
lên tận vùng Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai thu mua.
Vốn là
dân kinh doanh mặt hàng thủy sản, trong một lần sang Mỹ tìm đối tác làm ăn, ông
Lâm Minh Thành, Giám đốc Công ty không khỏi bất ngờ là có nhiều nông sản đặc
biệt của Việt Nam như: nước mắm, bánh tráng, mía cây và lá chuối nhưng tất cả
đều không phải là "Made in Vietnam" mà có xuất xứ từ Đài Loan, Thái
Lan.
Về
nước, ông Thành liền gửi sang Mỹ 300kg lá chuối chào hàng cho khách mua là Tập
đoàn A&M Seafood Corp. Hàng của Thành Hải được khách hàng Mỹ, đặc biệt là
việt kiều nồng nhiệt đón nhận, lá chuối trở thành mặt hàng đắt khách và ngày
càng có nhiều đơn hàng về với ông.
Hiện
nay, bình quân mỗi tháng công ty xuất khoảng 1 container lá chuối vào thị
trường Mỹ, tương lai sẽ còn gia tăng vì đơn đặt hàng của các siêu thị đang ngày
càng một nhiều...
Nếu
trước đây, lá chuối Việt Nam mới vào được thị trường Mỹ để phục vụ cho nhiều bà
con Việt kiều trong dịp lễ tết dùng làm bánh gói giò, gói bánh chưng thì nay
mặt hàng này đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có
biển.
Theo
một tiểu thương chuyên thu mua lá chuối XK, lá chuối được xuất nhiều nhất sang
thị trường Đông Âu, Trung Quốc. Hiện nay, những nước này rất ưa chuộng
"bao bì tự nhiên" trong gói bọc và bảo quản đồ đông lạnh. Lá chuối có
khả năng giữ nhiệt, không ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị của sản phẩm nên
được nhập rất nhiều. Cở sở của anh cũng cung cấp lá chuối cứ 1 tháng xuất đi 1
container 40 feet. Giá lá chuối thu mua của người dân đang ở mức 5.000 đồng/kg.
Chị Lê
Thúy Hạnh (Sóc Sơn, Hà Nội), một thương gia thu mua lá chuối cho biết:
"Hiện nhu cầu của thị trường rất lớn nhưng nguồn cung trong nước ít,
chủ yếu mới là các vùng tận dụng, trồng chuối để kinh doanh thương phẩm. Nhưng
để xuất đi nước ngoài, lá chuối cũng phải qua giai đoạn sơ chế".
Chị cho
biết thêm: "Lá chuối khá giòn nên trước khi trở thành bao bì, lá gói bánh,
phải biết cách chọn lá đúng tuổi, hái về phơi năng vừa đủ độ héo để lá mềm mà
không mất đi màu xanh. Lá chuối dùng để XK phải là những chiếc lá có bề ngang
rộng 30cm, lá liền mảnh không rách. Sau khi xử lý sát trùng, lá chuối được đóng
gói rồi cho vào container. Tuy nhiên, chỉ có lá chuối tây mới có thể sử dụng và
XK".
Những
sản phẩm "rất quê" của Việt Nam như lá ớt, lá chuối, lá vừng hay rau
răm, sả... đang trở thành "hàng độc" trên thị trường. Và sắp tới nó
sẽ không chỉ đắt khách mỗi dịp tết.
Theo BaoMoi