Việt
Nam đã mất hơn 10 năm để ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, đến
nay, cách bán hàng này mới chỉ thu hút chủ yếu các DN nhỏ và vừa. Nhưng điều
này có thể sẽ thay đổi khi TMĐT đã giúp nhiều DN tiết kiệm chi phí và thành
công trong thời kinh tế khó khăn.
Nông
sản, hàng thủ công.. đi đầu
Nếu
như trước đây, những đặc sản của làng nghề, những sản phẩm được sản xuất tại
Việt Nam mới được đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Những sản phẩm này
chủ yếu được phân phối trực tiếp và tốn kém vì qua rất nhiều khâu. Tuy nhiên
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các DN phải "thắt lưng
buộc bụng" và lựa chọn đẩy mạnh ứng dụng TMĐT là một biện pháp
tiết kiệm hiệu quả.
Công
ty Visimex trụ sở tại 27 Lê Ngọc Hân, Hà Nội, là một trong những công ty chuyên
chế biến, xuất nhập khẩu các loại gia vị thơm chất lượng cao được làm từ các
nguyên liệu gia vị Việt Nam như quế, hồi, hạt tiêu, sắn, mật ong, hành, tỏi...
đã có thành công ngoài mong đợi với TMĐT.
TMĐT
đến với DN khi, năm 2005 công ty đã đăng ký làm thành viên miễn phí trên mạng
bán hàng Alibaba.com. Và cũng từ đây Công ty thực sự nhận được nhiều đơn hàng
hơn rất nhiều. Đây chính là một nguồn thu đáng kể, chiếm tới 80% trong tổng
doanh thu hàng năm của công ty. Hiện nay Visimex đã có rất nhiều khách hàng ở
khắp nơi như Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, các quốc gia Ả Rập, Trung Đông, Nam
Phi, Tây Ban Nha...
Công
ty CP dệt sợi Đam San ở Thái Bình là một trong những điển hình cho sự tìm tòi
ứng dụng TMĐT. Đại diện DN cho biết, chúng tôi nhận thấy cơ hội cho doanh
nghiệp mình khi chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ, nhưng tiềm năng mang lại là
rất lớn. Tham gia Alibaba chúng tôi đã có được khách hàng ở khắp nơi trên thế
giới tập trung chủ yếu ở Đức, Mỹ , Pháp, Trung Quốc,.. Trung bình một tháng
nhận được không dưới 80 người hỏi đặt hàng.
Công ty TNHH Thành Đạt ở Khánh Hòa, cho biết, nhờ TMĐT mà cụ thể là bán hàng
qua Alibaba.com chúng tôi đã ký được nhiều hợp đồng với các khách hàng từ Trung
Quốc, Úc, Mỹ, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Ma rốc, Ukraine, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ.
Công
ty Nhật Huy ở Hà Nội chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu đá tự nhiên, khoáng sản
cho biết: Thời gian đầu thành lập, khó khăn lớn nhất của Công ty trong thời kỳ
này là việc tìm kiếm khách hàng để tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình.
Theo
DN này, chúng tôi đã nhanh chóng đăng ký làm thành viên của Alibaba.com. Sau 4
tháng hoạt động với tư cách thành viên miễn phí, chúng tôi vẫn không nhận được
đơn đặt hàng lớn nào từ Alibaba.
Điều
đáng chú ý là 60 - 70 % doanh thu hàng năm thu được qua các khách hàng trên
Alibaba. Hiện nay Nhật huy đang xuất khẩu ra các nước như Anh, Tây Ban Nha,
Đức, Ấn Độ...
Cứu
cánh thời khó khăn
Thay
vì tốn nhiều chi phí và thời gian đê thiết lập kênh phân phối, giới thiệu sản
phẩm, mở rộng thị phần ở nước ngoài, các DN nhỏ và vừa Việt Nam có thể đầu tư
cho website bán hàng của riêng mình hoặc tham gia vào các hoạt động thương mại
trên các sàn giao dịch TMĐT quốc tế như Alibaba.com, eBay.vn hay Amazon.com...
Theo
thống kê của Bộ Công thương, hiện nay Việt Nam có trên 94% DN vừa và nhỏ, 100%
DN này đều ứng dụng Internet, đây thực sự là lực lượng góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập WTO.
Theo
Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công thương: Đây cũng là xu hướng tất yếu khi các nhà nhập
khẩu trên thế giới đang thường xuyên tìm kiếm bạn hàng thông qua Internet.
Ngoài ra, kênh này còn mang lại hiệu quả về mặt chi phí và rất phù hợp với tiềm
lực của các DN vừa và nhỏ - lực lượng chiếm tới 90% tổng số DN Việt Nam hiện
nay.
Bên cạnh đó tìm đường đưa hàng Việt ra nước ngoài lâu nay vẫn là câu hỏi khó
với nhiều DN trong nước, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, vốn thiếu tiềm lực tài
chính và kinh nghiệm gia nhập thị trường nước ngoài. Song với kênh xuất khẩu
trực tuyến, một kênh giao dịch quan trọng có thị phần cao ở Mỹ và hơn 40 quốc
gia khác thì con đường xuất khẩu dường như đã mở rộng với tất cả các DN Việt
Nam.
Vụ
Xuất nhập khẩu, Bộ Công thươngcho rằng: Chỉ cần một vài thao tác tìm kiếm đơn
giản, các DN có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về đối tác, khách hàng tiềm năng
của mình. Cũng như vậy, không quá khó để có thể đăng bán hoặc giới thiệu các
sản phẩm của mình trên môi trường mạng.
Đầu
tư cho website bán hàng, giới thiệu sản phẩm của riêng công ty hay tham gia vào
các hoạt động thương mại trên các sàn giao dịch TMĐT quốc tế như eBay.com hay
Amazon.com, Alibaba.com... đều đang là những cách đầu tư khôn ngoan để mở rộng
các kênh bán hàng trên toàn thế giới cho các DN vừa và nhỏ hiện nay.
Hàng
xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, hiện được xem là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam,
mang lại giá trị gia tăng cao vì cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ
nghệ thì lãi gấp 5 - 10 lần so với ngành khai thác. Tuy nhiên, với cách làm
truyền thống, chi phí để tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, các hoạt động
xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm thường rất cao, đôi khi vượt quá khả
năng của các DN, nhất là DN quy mô nhỏ và TMĐT đã là một cứu cánh cho họ.
Với
tầm ảnh hưởng của các sàn TMĐT quốc tế lớn, nhiều nhà nhập khẩu tại Mỹ và Châu
Âu đều chọ các địa chỉ như Alibaba.com eBay.com hay Amazon.com làm kênh mua
hàng thường xuyên. Các doanh nghiệp lớn trong Fortune 500 như IKEA, Walmart,
Toshiba, Delphi, Saferoad,... cũng thường yêu cầu tổ chức TMĐT này buổi tiếp
xúc trực tiếp với các nhà cung cấp có uy tín để họ mua hàng.
Theo
một khảo sát của Bộ Công thương, các DN cũng cho biết chi phí đầu tư cho TMĐT
chỉ chiếm khoảng 5% tổng đầu tư nhưng doanh thu qua đó chiếm 33% tổng doanh
thu.
Trong
các năm gần đây, DN cho biết doanh thu từ TMĐT đang tăng dần lên. Đến năm 2010,
có 65% DN đánh giá TMĐT đã giúp tăng doanh thu của DN, giúp: Mở rộng kênh tiếp
xúc khách hàng; Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp; Giảm chi phí kinh doanh; tăng
lợi nhuận và hiệu quả hoạt động.
Theo INFOTV