Ngân
hàng Thế giới (WB) cảnh báo, các nền kinh tế đang phát triển chuẩn bị đón nhận
một cú sốc mới bởi nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng sụt giảm.
Tổ
chức này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Eurozone và cho rằng nền
kinh tế khu vực này sẽ suy giảm 0,3% trong năm nay.
Đề
cập tới cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và những tác động tiềm tàng của nó tới
tăng trưởng kinh tế tại các nước giàu và nghèo như thế nào, ông Andrew Burns,
Giám đốc Kinh tế vĩ mô toàn cầu thuộc WB cho biết, tốc độ tăng trưởng của các
nước phát triển và đang phát triển đều sụt giảm bằng hoặc nhiều hơn so với giai
đoạn 2008-2009. Và rằng, tầm quan trọng của các kế hoạch dự phòng không đủ để
chống lại khủng hoảng.
WB
dự báo, năm 2012, các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng trưởng 5,4% và tại
các nước phát triển là 1,4%, giảm mạnh so với các dự báo trước đó lần lượt là
6,2% và 2,7%.
Báo
cáo Triền vọng kinh tế toàn cầu của WB còn cho biết, tốc độ tăng trưởng chậm
chạp có thể nhìn thấy thông qua tình hình giao dịch thương mại và giá cả hàng
hóa trên toàn cầu.
WB
cho rằng, giá cả hàng hóa sụt giảm sẽ là thông tin tốt lành đối với các nước
đang phát triển mặc dù tình hình an ninh lương thực tại các nước nghèo vẫn là
mối quan tâm chính.
Kể
từ tháng 2 năm ngoái, giá lương thực đã sụt giảm 14%.
Theo
ông Andrew Burns, cuộc suy thoái kinh tế hiện tại còn có thể kéo dài hơn so với
cuộc khủng hoảng năm 2008 từng dẫn tới sự sụp đổ của Lehman Brothers.
Ngân
hàng Thế giới cảnh báo, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và tốc độ tăng trưởng
kinh tế chậm chạp tại các nước đang phát triển có thể kết hợp với nhau khiến đà
suy thoái tiến nhanh hơn dự báo.
Theo INFOTV