Để giảm nhập siêu và tăng xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, theo các chuyên gia, DN cần nắm bắt các đặc điểm đang tác động đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc, rồi tìm ra hướng đi riêng cho mình trong chọn lựa mặt hàng xuất khẩu.
Bốn tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 3,8 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, tăng 29,95% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 11,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tính riêng tháng 4/2012, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này lại giảm so với tháng liền kề trước đó, giảm 2,62%, tương đương với 1,1 tỷ USD.
Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian này là xăng dầu các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, sắn và các sản phẩm từ sắn, dầu thô, cao su, gạo.... đứng đầu về kim ngạch là xăng dầu các loại với 54,4 triệu USD trong tháng 4, giảm 17,7% so với tháng 3/2012, tuy nhiên tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 4 xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc lại tăng trưởng mạnh, tăng 1203,87% so với 4 tháng năm 2011 với 2,2 tỷ USD, chiếm 57,3% tỷ trọng.
Đứng thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 144,2 triệu USD trong tháng, giảm 29,91% so với tháng 3/2012, tính chung 4 tháng đầu năm 2012, Việt Nam xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc lại tăng 269% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 547,7 triệu USD.
Đối với mặt hàng gạo, thì xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng trưởng đột biến so với các châu lục. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 24/4/2012 các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo được 4,219 triệu tấn, tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm gần 1 triệu tấn gạo. Trong khi cả năm 2011 lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch chỉ có trên 200.000 tấn thì theo ước tính chỉ trong quý I/2012 đã có gần 500.000 tấn gạo xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.
Đặc biệt, trong tháng 4-2012 xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 393 nghìn tấn, tiếp tục tăng mạnh so với các tháng trước đó. Tính đến hết tháng 4-2012 tổng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 680 nghìn tấn, tăng gấp hơn 4,4 lần và chiếm 31% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, khác với các quốc gia nhập khẩu gạo khác, Trung Quốc luôn giữ bí mật về lượng gạo cần phải nhập khẩu. Hiện nay, cho dù gạo Việt Nam đang xuất khẩu mạnh sang thị trường Trung Quốc nhưng việc xuất khẩu này sẽ bị phía đối tác dừng lại vào thời điểm nào thì cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hết sức tỉnh táo và cảnh giác. Hơn nữa, do chưa có truyền thống xuất khẩu gạo qua đường chính ngạch sang Trung Quốc nên việc thanh toán giữa doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu gạo Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 4, 4 tháng năm 2012
ĐVT: USD
(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)
|
KNXK T4/2012 |
KNXK 4T/2012 |
KNXK 4T/2011 |
% +/- KN T4 so T3/2012 |
% +/- KN so cùng kỳ |
Tổng kim ngạch |
1.115.938.325 |
3.875.508.557 |
2.982.361.741 |
-2,62 |
29,95 |
xăng dầu các loại |
54.467.231 |
2.223.457.902 |
170.527.712 |
-17,70 |
1.203,87 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
144.215.450 |
547.739.293 |
148.438.217 |
-29,91 |
269,00 |
sắn và các sản phẩm từ sắn |
155.606.391 |
473.995.573 |
451.835.781 |
1,28 |
4,90 |
cao su |
97.680.859 |
402.377.436 |
536.566.045 |
13,65 |
-25,01 |
dầu thô |
55.000.000 |
301.655.721 |
232.226.319 |
22,22 |
29,90 |
Gạo |
166.763.448 |
293.836.043 |
75.106.505 |
55,24 |
291,23 |
than đá |
75.062.903 |
259.142.418 |
250.165.329 |
-9,71 |
3,59 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
67.400.614 |
218.619.978 |
169.257.930 |
-10,24 |
29,16 |
Xơ sợi các loại |
50.355.970 |
180.339.046 |
|
3,36 |
|
máy móc, thiết bị phụ tùng khác |
34.574.662 |
110.998.987 |
79.307.712 |
15,36 |
39,96 |
giày dép các loại |
22.255.055 |
104.335.262 |
67.200.641 |
-0,92 |
55,26 |
hạt điều |
24.183.330 |
75.977.502 |
61.973.283 |
43,73 |
22,60 |
hàng thủy sản |
18.734.183 |
66.334.469 |
63.358.173 |
-15,13 |
4,70 |
hàng dệt, may |
11.852.911 |
59.018.348 |
38.367.758 |
-27,11 |
53,82 |
hàng rau quả |
10.632.328 |
49.847.310 |
36.580.669 |
-22,31 |
36,27 |
chất dẻo nguyên liệu |
3.452.911 |
37.730.343 |
8.615.723 |
-69,05 |
337,92 |
cà phê |
6.946.610 |
36.586.465 |
26.316.327 |
-9,60 |
39,03 |
Phương tiện vân tải và phụ tùng |
8.866.652 |
34.769.712 |
20.917.875 |
-6,50 |
66,22 |
quặng và khoáng sản khác |
5.925.337 |
32.084.375 |
39.984.969 |
-24,00 |
-19,76 |
sản phẩm từ cao su |
6.851.401 |
29.302.314 |
20.467.164 |
-29,65 |
43,17 |
dây điện và dây cáp điện |
7.309.581 |
25.187.501 |
13.102.002 |
7,46 |
92,24 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
4.749.416 |
21.911.749 |
|
-39,41 |
|
sản phẩm hóa chất |
5.426.780 |
19.714.189 |
15.123.685 |
362,19 |
30,35 |
hóa chất |
2.915.974 |
14.706.962 |
4.513.778 |
-41,58 |
225,82 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
2.376.075 |
11.054.241 |
|
-7,56 |
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù |
3.117.349 |
10.130.592 |
6.635.533 |
15,93 |
52,67 |
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
2.568.225 |
10.063.937 |
9.997.327 |
-15,51 |
0,67 |
sản phẩm từ sắt thép |
2.623.217 |
9.454.128 |
3.661.074 |
-2,02 |
158,23 |
sản phẩm từ chất dẻo |
1.987.245 |
7.716.939 |
5.343.415 |
5,35 |
44,42 |
chè |
1.798.962 |
5.413.035 |
2.808.235 |
-9,02 |
92,76 |
sắt thép các loại |
2.355.409 |
4.729.657 |
48.719.936 |
140,69 |
-90,29 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
447.868 |
3.806.903 |
|
-1,58 |
|
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
1.367.929 |
3.538.732 |
20.671.024 |
60,89 |
-82,88 |
giấy và các sản phẩm từ giấy |
452.050 |
1.436.449 |
1.733.569 |
-5,38 |
-17,14 |
đá quý,kim loại quý và sản phẩm |
103.984 |
1.387.457 |
1.104.729 |
-71,69 |
25,59 |
sản phẩm gốm, sứ |
216.406 |
705.007 |
396.956 |
17,07 |
77,60 |
Để xuất khẩu hàng sang Trung Quốc đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất những sản phẩm công nghiệp đặc thù mà Việt Nam có thế mạnh về nguyên liệu.
Theo TS. Trần Đức Hạnh (Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM) cho biết, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (chỉ xếp sau Mỹ, EU, Nhật Bản), chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nông sản, nguyên liệu khai thác (cao su, gỗ, than đá, dầu thô, hạt điều, cà phê, sắn, gạo...), tỷ lệ hàng công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp.
Một điểm rất đáng quan tâm là, các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hiện nay hầu hết đều na ná với hàng Trung Quốc, nên khả năng cạnh tranh không cao. Chính vì vậy, khi làm ăn với đối tác Trung Quốc, doanh nghiệp cần tập trung vào những sản phẩm đã qua chế biến mà Việt Nam có thế mạnh về nguyên liệu, như nguyên liệu thủy - hải sản (tôm, mực, cá...), trái cây (mít, xoài, vải...), cây công nghiệp (cao su, cà phê, ca cao...).
Không nên xuất thô nguyên liệu, vì như vậy lãng phí tài nguyên, trong khi lợi nhuận, hiệu quả thấp thấp. Theo số liệu thống kê mới đây, chỉ riêng trong thị trường thực phẩm chế biến Trung Quốc, mặt hàng ăn vặt như bịch tôm khô hay mực khô, cốm... có doanh số tới 500 tỷ nhân dân tệ/năm (tương đương 1.650.000 tỷ đồng). Như vậy, Trung Quốc là một thị trường rất lớn và hấp dẫn.
Khi đã chọn được sản phẩm thích ứng với một phân khúc thị trường Trung Quốc, DN cũng phải tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm về giá, chất lượng, mẫu mã..., tăng hiệu quả hoạt động của kênh phân phối, xây dựng thương hiệu và tích cực trong các hoạt động xúc tiến thương mại. Để tạo được kênh phân phối hữu hiệu tại Trung Quốc, DN có thể hợp tác với hệ thống phân phối Trung Quốc. Cách này rất hiệu quả do DN trong nước thường không đủ tiềm lực để quảng bá sản phẩm trên một đất nước quá rộng, quá nhiều phân khúc thị trường. Hiện Trung Quốc có gần 1 triệu siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Long, Giám đốc Công ty Bita's, dù là thị trường rộng lớn và là cơ hội, nhưng trước khi đầu tư sang Trung Quốc, DN nên tìm hiểu kỹ luật lệ kinh doanh, đối tác và phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Điều cần chú trọng là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì đây đang là vấn đề lớn mà Trung Quốc đang tập trung để giải quyết nhằm lấy lại uy tín ở trong nước và trên thế giới. Trong cạnh tranh, tiến sĩ Hạnh cũng cho biết thêm, hàng hóa Trung Quốc cũng có nhược điểm là chất lượng thấp, không an toàn, ít thương hiệu nổi tiếng và không phải luôn được ưa chuộng ở mọi nơi.
Vẫn biết, đầu tư vào khâu chế biến sẽ tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, song hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn lớn về vốn và công nghệ, nên nhiều khi lực bất tòng tâm. Có ý kiến cho rằng, với nguồn nguyên liệu dồi dào, nếu chưa đủ khả năng để tự chế biến và xuất khẩu, thì doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác với chính doanh nghiệp Trung Quốc để cùng thực hiện.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết, gần đây, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc liên hệ với Hiệp hội để nhờ giới thiệu mua lại doanh nghiệp Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
Cũng liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, có chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp có thể hợp tác với hệ thống phân phối tại Trung Quốc. Đây được xem là một kênh thâm nhập thị trường Trung Quốc rất hiệu quả, bởi Trung Quốc hiện có khoảng 1 triệu siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Đó là lý do mà trong tháng 5 này, một đoàn doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao sang Trung Quốc tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội xây dựng hệ thống phân phối ở các trung tâm thương mại, siêu thị tại nước này.
Theo thuongmai.vn
|