Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Điểm danh các mặt hàng xuất khẩu "tỉ đô"

8/7/2012 10:34:35 AM

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 vẫn đạt những kết quả ấn tượng với nhiều mặt hàng được xếp vào "câu lạc bộ" xuất khẩu tỉ USD.

 

Ấn tượng với xuất khẩu điện thoại

 

Đứng đầu trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là hàng dệt may với 6,8 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2011. Tiếp đến là các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,7 tỷ USD, tăng 129,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 3,4 tỷ USD, tăng 84,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2,7 tỷ USD, tăng 43,5%.

 

Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,2 tỷ USD, tăng 55,9%; dầu thô đạt 3,8 tỷ USD, tăng 12,5%; giày dép đạt 3,5 tỷ USD, tăng 17,4%.

 

Nhóm hàng nông-lâm-thủy sản có nhiều mặt hàng góp mặt vào trong "câu lạc bộ" xuất khẩu tỉ USD như: gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,2 tỷ USD, tăng 24,4%; thủy sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 10%; cà phê đạt 2,2 tỷ USD, tăng 17,2%.

 

Riêng xuất khẩu gạo giảm cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2011 với 3,7 triệu tấn, giảm 9,4% kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2011.

 

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan tại buổi họp báo công bố số liệu kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2012, bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thương mại (Tổng cục Thống kê) cho biết: Tăng trưởng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI ấn tượng nhất là mặt hàng điện thoại và linh kiện. Như chúng ta đã biết, 3 năm nay công ty Samsung đầu tư vào khu công nghiệp Bắc Ninh. Do đó mặt hàng điện thoại của Samsung đã đóng góp rất lớn vào tỉ trọng xuất khẩu cả nước nói chung và của khối doanh nghiệp FDI nói riêng.

 

"Ở đây chúng ta cũng lưu ý thị trường Việt Nam vẫn là gia công với mặt hàng này. Cho nên giá trị tăng thêm đem lại, tức nguồn thu cho ngân sách Nhà nước còn hạn chế" - bà Lê Thị Minh Thủy nói.

 

Nông sản chủ yếu tăng về lượng

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6 ước tính đạt 9,8 tỷ USD, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 53,1 tỉ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 20,5 tỉ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 32,6 tỷ USD, chiếm 61,5% tổng kim ngạch (cùng kỳ năm 2011 chiếm 54,7%) và tăng 37,3%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước tính đạt 52,9 tỷ USD, tăng 21,7% vo với cùng kỳ 2011.

 

(Nguồn: Tổng cục Thống kê).

 

Trong 6 tháng đầu năm nay cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch đáng kể. Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 44,5% so với cùng kì năm 2011.

 

Theo giải thích của lãnh đạo Vụ Thương mại, sự chuyển dịch này có sự đóng góp rất lớn của mặt hàng điện thoại, linh kiện các loại. Ngoài ra nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm từ 38,7% xuống 33,8%; nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 16,9% xuống 15,4%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 6% xuống 5,4%.

 

Bà Lê Thị Minh Thủy đánh giá: Doanh nghiệp trong nước vẫn chủ yếu xuất khẩu nhiều ở nhóm hàng nông sản, thủy sản. 6 tháng đầu năm, trừ hạt tiêu có giá xuất khẩu tăng, hầu hết các mặt hàng như gạo, cà phê giá xuất khẩu giảm đi.

 

"Cho nên xét kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu 22,2% trong 6 tháng đầu năm thì yếu tố lượng đóng góp rất nhiều. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng trưởng xuất khẩu thay đổi không đáng kể. Điều đó cho thấy sự tăng về lượng xuất khẩu của mặt hàng nông sản, thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay" - bà Thủy nhận định.

 

Đánh giá về tình hình sản xuất và tiêu thụ một số mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm "tỉ đô", ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) cho hay: 6 tháng đầu năm ngành sản xuất sợi và dệt vải có chỉ số sản xuất giảm 10,3% trong khi đó tiêu thụ 5 tháng đầu năm giảm 14,2% vo với cùng kỳ năm 2011. Ngành may mặc 6 tháng đầu năm chỉ số sản xuất tăng 4,9% trong khi đó tiêu thụ 5 tháng đạt 7,1%, tồn kho khá cao ở mức 23,1%.

 

Ông Phạm Đình Thúy chia sẻ: "Dệt may chiếm tỉ lệ xuất khẩu rất lớn trong khi thị trường xuất khẩu quốc tế giảm. Cho nên ngành dệt may ảnh hưởng nặng nề, sản xuất tăng trưởng chậm, tồn kho lớn".

 

Theo thuongmai.vn

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
HAGL xin nhập khẩu hơn 100.000 tấn đường (8/7/2012 10:33:59 AM)
Xuất nhập khẩu đều giảm (8/7/2012 10:32:40 AM)
Xuất khẩu điều: Nguy cơ rớt hạng (8/6/2012 10:27:44 AM)
Xuất khẩu hạt điều của Campuchia tăng mạnh (8/6/2012 10:26:37 AM)
Lượng phân bón nhập khẩu trong 7 tháng giảm mạnh (8/6/2012 10:25:57 AM)
Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 11% - 12%/năm (8/6/2012 10:23:47 AM)
Cơ hội xuất khẩu sản phẩm cá ngừ sang Hà Lan (8/4/2012 10:21:10 AM)
Chưa thể lạc quan về xuất khẩu thủy sản và cao su (8/4/2012 9:53:13 AM)
Công bố hạn ngạch nhập khẩu 70.000 tấn đường (8/3/2012 10:31:02 AM)
Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản của Indonesia (8/3/2012 10:29:15 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com