Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu ngấm đòn

8/13/2012 10:27:08 AM

Xuất khẩu - một trong những điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế - đang suy giảm sau nhiều tháng tăng trưởng mạnh, hiện doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài

 

Theo Tổng cục Thống kê, đến hết tháng 7, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 9,6 tỉ USD, giảm 2,9% so với tháng trước.  Nhưng tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 23,9 tỉ USD, giảm 1,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), kể cả dầu thô, đạt 39 tỉ USD, tăng 36,6%.

 

Nhập siêu giảm: Lo hơn mừng

 

Một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ như điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,2 tỉ USD, giày dép đạt 4,2 tỉ USD, gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 2,5 tỉ USD, cà phê gần 2,5 tỉ USD… Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 7 ước đạt 9,5 tỉ USD, xấp xỉ mức nhập khẩu tháng trước.

 

Bảy tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đạt 63 tỉ USD (tăng 7,3% so với cùng kỳ), trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu giảm 7,3% với 30 tỉ USD. Trong tháng 7, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 100 triệu USD, giúp nhập siêu 7 tháng đầu năm giảm còn 58 triệu USD - quá thấp so với con số 6 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái.

 

Ngân hàng HSBC nhận xét ngành xuất khẩu có chiều hướng suy giảm ở các mặt hàng thế mạnh như: thủy hải sản, cao su, linh kiện máy vi tính, hàng điện tử... “Không chỉ hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất giày dép, may mặc đều suy giảm mà suy thoái tiếp tục tại châu Âu và Mỹ sẽ ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của Việt Nam...” - HSBC dự báo.

 

Về số liệu nhập siêu trong 7 tháng đầu năm chỉ 58 triệu USD, TS Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, cho rằng chưa hẳn đây là việc đáng mừng. Nếu nhập siêu giảm do sản xuất trong nước phát triển, các ngành công nghiệp phụ trợ đủ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp (DN) xuất khẩu… là tốt.

 

Nhưng ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng chỉ 4,5% cho thấy sản xuất đang chững lại, hàng tồn kho vẫn cao. “Nhập siêu giảm bởi DN ngần ngại tương lai khó phát triển, hàng hóa tiêu thụ khó khăn nên không dám mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là bức tranh khó khăn của nền kinh tế chứ chưa hẳn là tích cực” - bà Lan nhận định.

 

Theo Bộ Công Thương, nhập siêu giảm cho thấy nhu cầu nhập khẩu phục vụ đầu tư, sản xuất đang có xu hướng đi xuống, đặc biệt là khu vực DN trong nước, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu thời gian tới.

 

Doanh nghiệp “ăn đong”

 

Từ đầu năm 2012, các DN xuất khẩu trong các ngành dệt may, da giày, đồ gỗ… đã dự báo tình hình xuất khẩu năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn. “Thực tế là nhiều DN đang phải “ăn đong” đơn hàng khi các thị trường nhập khẩu chủ chốt suy giảm cùng với khó khăn nội tại của kinh tế trong nước” - bà Lan nói.

 

Đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, DN phải nhập nguyên vật liệu nhưng giá đầu vào vẫn tăng 13% so với cùng kỳ, còn đầu ra lại khó tăng giá vì cầu giảm. Đến hết tháng 7, dù dệt may tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu với 8,2 tỉ USD nhưng tốc độ tăng trưởng đang chậm hơn cùng kỳ.

 

Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Phạm Xuân Hồng cho biết các DN xuất khẩu dệt may gia công, nhất là DN vừa và nhỏ, đang phải sống thoi thóp, thiếu đơn hàng, cạnh tranh với đối thủ các nước và liên tục bị ép giá. Mới đây, các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nước… tăng đồng loạt càng gây thêm sức ép cho DN.

 

Ở nhóm hàng nông lâm thủy sản, dù chiếm tỉ trọng lớn nhưng mức tăng trưởng không cao và cũng bị cạnh tranh gay gắt. Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo phân khúc trung bình đang bị cạnh tranh, phá giá bởi sự xuất hiện của gạo Ấn Độ, Pakistan, Myanmar

 

Đến hết tháng 7, xuất khẩu gạo tiếp tục giảm cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước với sản lượng ước 4,6 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,1 tỉ USD. “Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng khi nhiều nước dựng lên các rào cản kỹ thuật ngặt nghèo đối với hàng xuất khẩu từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam, cũng làm DN xuất khẩu thêm khó” - Bộ Công Thương nêu thực trạng.

 

Có chiến lược cho từng ngành hàng

Để xuất khẩu bền vững, các chuyên gia cho rằng phải tính đường dài và có chiến lược cho từng ngành hàng. Bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, cho rằng cần nâng cao cây lúa theo hướng chất lượng và tăng cường xúc tiến đầu tư để phát triển thị trường. Đến nay, mô hình xây dựng chuỗi liên kết cánh đồng mẫu lớn cho cây lúa đang tỏ ra ưu việt nhờ khép kín từ khâu sản xuất giống, kỹ thuật... cho ra sản phẩm chất lượng. “Khi có sản phẩm gạo chất lượng, DN trong nước sẽ chủ động quyết định giá cả chứ không bị động, nghe ngóng theo các thị trường khác” - bà Tuyết nói.

 

Với thủy sản, theo Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe, xuất khẩu tôm đang có doanh số dẫn đầu ngành thủy sản 6 tháng đầu năm nhưng khó khăn lớn nhất là giá thành cao. Ông Hòe kiến nghị nên thí điểm đầu tư cho vay các hoạt động nuôi tôm mang tính kết hợp dây chuyền khép kín, bảo đảm chất lượng, giá thành thấp nhằm nâng sức cạnh tranh cho DN. Đối với cá tra, gói giải cứu 9.000 tỉ đồng vừa đề xuất nên dành một phần hỗ trợ vốn lãi suất thấp cho người nuôi trong tình hình thua lỗ, “treo ao” nhiều như hiện nay.

 

Theo TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, ngoài các mặt hàng xuất khẩu nông hải sản thô, cần tăng cường sản phẩm chế biến xuất khẩu kết hợp tiêu thụ trong nước để tránh bị lệ thuộc vào thị trường thế giới. “Dù giá trị xuất khẩu gạo thơm của Thái Lan thấp hơn Việt Nam nhưng giá trị ròng xuất khẩu cao hơn và thu được nhiều ngoại tệ hơn, giúp nông dân hưởng lợi trên cùng diện tích canh tác” - ông Hiển dẫn chứng.

Theo NLĐ

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Bạc Liêu: Xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn (8/13/2012 10:26:43 AM)
Nhập khẩu đường từ... Hoàng Anh Gia Lai (?) (8/13/2012 10:26:23 AM)
Trung Quốc ngừng nhập nhiều hàng từ Việt Nam (8/13/2012 10:26:05 AM)
Công bố hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng (8/11/2012 10:51:36 AM)
Thanh long của Bình Thuận xuất thẳng sang Hoa Kỳ (8/11/2012 10:50:37 AM)
Bộ Công Thương: Thời điểm nhập muối đã chín muồi (8/11/2012 10:49:32 AM)
Niên vụ 2012-2013: Thừa đường, lo hướng xuất khẩu (8/11/2012 10:48:58 AM)
Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu 7 tháng khoảng 0,09% (8/11/2012 10:47:34 AM)
Công bố hạn ngạch nhập khẩu muối, đường (8/11/2012 10:46:48 AM)
Pakistan lo ngại xuất khẩu sang Trung Quốc suy giảm (8/10/2012 10:29:45 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com