Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hàn Quốc và Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc). Hai tháng đầu năm 2015, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng trên 13% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,09 tỷ USD.
Dệt may là nhóm hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hàn Quốc, chiếm 29,57% trong tổng kim ngạch, đạt 321,66 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 15,66% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp sau đó là các nhóm hàng cũng đạt kim ngạch cao như: máy vi tính, điện tử 84,23 triệu USD, chiếm 7,74%; thủy sản 76,81 triệu USD, chiếm 7,06%;; gỗ và sản phẩm gỗ 67,63 triệu USD, chiếm 6,22%; giày dép 62 triệu USD, chiếm 5,7%.
Các nhóm hàng xuất sang Hàn Quốc đạt được mức tăng trưởng cao trên 100% về kim ngạch so với cùng kỳ bao gồm: Chất dẻo nguyên liệu (tăng 426,5%), quặng và khoáng sản khác (tăng 331%), máy vi tính, điện tử (tăng 133,29%), rau qủa (tăng 110%), nguyên phụ liệu dệt may da giày (tăng 109,52%).
Ngược lại, các nhóm hàng sụt giàm mạnh về kim ngạch bao gồm: Xăng dầu (giảm 98,9%), than đá (giảm 83,89%), phân bón (giảm 60,79%).
Hàn Quốc và Việt Nam vừa ký tắt Hiệp định Thương mại tự do (FTA), nhằm thúc đẩy thương mại song phương thông qua việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Hôm 30/3/2015, phiên bản tiếng Anh của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc đã được công bố, đồng thời văn bản này cũng sẽ được dịch ra tiếng Hàn và tiếng Việt trước khi hai bên ký chính thức, dự kiến là trong quý II/2015. Đây là động thái tích cực sau khi hai bên thông báo kết thúc đàm phán FTA song phương vào năm 2014.
Bộ Thương mại Hàn Quốc nhận định, FTA Việt Nam - Hàn Quốc mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp (DN)vừa và nhỏ của Hàn Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực dệt may, phụ tùng ôtô, mỹ phẩm và điện tử. Hàn Quốc luôn nằm trong nhóm đầu về số lượng dự án và giá trị vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến ngày 20/3/2015, Hàn Quốc dẫn đầu 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với 4.279 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư hơn 38,1 tỷ USD. Các dự án của DN Hàn Quốc đầu tư vào nước ta nổi bật là công nghiệp chế biến, chế tạo và bất động sản.
Thời gian qua, nhiều DN lớn của Hàn Quốc trong lĩnh vực điện tử, công nghệ đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Điển hình như mới đây, Tập đoàn LG Electronics đã đưa vào hoạt động tổ hợp công nghệ LG Hải Phòng, có tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD tại Khu công nghiệp Tràng Duệ.
Đây là tổ hợp nhà máy sản xuất có quy mô lớn nhất trong khu vực của Tập đoàn LG (lắp ráp tivi, điện thoại di động, máy giặt, máy điều hòa, nhiệt độ, máy hút bụi,... phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước).
Hàn Quốc và Việt Nam đặt mục tiêu đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 70 tỷ USD vào năm 2020, cao gấp ba lần so với hiện tại, nên việc FTA Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để thực hiện mục tiêu này. Hiện, Hàn Quốc là một trong 4 thị trường xuất khẩu trọng điểm của DN Việt Nam tại khu vực châu Á (cùng với ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản).
Tuy nhiên, hiệp định này sẽ không bao gồm gạo, mặt hàng được coi là "khá nhạy cảm" đối với Hàn Quốc trong quá trình đàm phán FTA song phương và đa phương với các nước cũng như các thể chế kinh tế lớn trên thế giới.
Số liệu của TCHQ về xuất khẩu sang Hàn Quốc 2 tháng năm 2015. ĐVT: USD
Mặt hàng |
2T/2015 |
2T/2014 |
2T/2015 so với cùng kỳ (%) |
Tổng kim ngạch |
1.087.784.126 |
962.525.070 |
+13,01 |
Hàng dệt may |
321.659.426 |
278.098.464 |
+15,66 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
84.231.133 |
36.105.856 |
+133,29 |
Hàng thuỷ sản |
76.807.828 |
77.123.487 |
-0,41 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
67.630.824 |
61.716.172 |
+9,58 |
Giày dép các loại |
62.013.254 |
55.908.554 |
+10,92 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
56.873.580 |
42.629.868 |
+33,41 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
50.504.992 |
59.529.078 |
-15,16 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
29.834.521 |
28.009.898 |
+6,51 |
Xơ sợi dệt các loại |
28.818.000 |
33.804.432 |
-14,75 |
Túi xách, va li, mũ, ô dù |
22.109.326 |
15.659.287 |
+41,19 |
Máy ảnh,máy quay phim và linh kiện |
19.478.277 |
14.584.219 |
+33,56 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
15.022.541 |
11.144.705 |
+34,80 |
Dầu thô |
13.945.724 |
+ |
* |
Sản phẩm từ sắt thép |
12.743.535 |
12.013.461 |
+6,08 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác |
12.129.290 |
+ |
* |
sản phẩm từ chất dẻo |
11.175.480 |
6.177.625 |
+80,90 |
Hàng rau qủa |
9.743.024 |
4.637.306 |
+110,10 |
Dây điện và dây cáp điện |
9.427.181 |
9.237.113 |
+2,06 |
Cà phê |
9.057.188 |
8.738.219 |
+3,65 |
Nguyên phụ liệu dệt may da giày |
8.916.300 |
4.255.485 |
+109,52 |
Sản phẩm hoá chất |
6.716.966 |
5.637.505 |
+19,15 |
Sắt thép các loại |
6.197.547 |
11.373.225 |
-45,51 |
Cao su |
5.905.831 |
9.634.858 |
-38,70 |
sản phẩm từ cao su |
4.554.235 |
5.189.313 |
-12,24 |
Hạt tiêu |
4.094.908 |
5.522.799 |
-25,85 |
Sắn và sản phẩm từ sắn |
3.913.440 |
2.472.164 |
+58,30 |
Phân bón các loại |
3.798.906 |
9.688.926 |
-60,79 |
Quặng và khoáng sản khác |
3.232.896 |
749.880 |
+331,12 |
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc |
3.191.312 |
3.561.123 |
-10,38 |
Hoá chất |
2.898.223 |
3.634.140 |
-20,25 |
Đồ chơi,dụng cụ thể thao và bộ phận |
2.788.237 |
+ |
* |
sản phẩm gốm, sứ |
2.524.851 |
2.335.023 |
+8,13 |
Chất dẻo nguyên liệu |
2.152.180 |
408.770 |
+426,50 |
Than đá |
2.062.314 |
12.804.589 |
-83,89 |
Thức ăn gia súc |
1.791.028 |
+ |
* |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
1.425.837 |
1.426.048 |
-0,01 |
Đá qúi, kim loại quí và sản phẩm |
1.402.478 |
816.210 |
+71,83 |
Sản phẩm mây, tre, cói thảm |
1.244.334 |
1.204.066 |
+3,34 |
Thuỷ tinh và sản phẩm từ thủy tinh |
1.122.713 |
2.319.952 |
-51,61 |
Xăng dầu |
200.622 |
18.275.034 |
-98,90 |
Theo Vinanet
|