DAVOS THỤY SĨ: Vấn đề rủi ro trong chuỗi cung ứng chiếm một phần lớn chương trình nghị sự tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường niên tại Davos, Thụy Sĩ tuần vừa qua. Tại cuộc họp, các quan chức chính phủ cấp cao và các nhà lãnh đạo những ngành kinh doanh nói về những cách thức phát triển, mà thiệt hại kinh tế gây ra bởi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, có thể được giảm nhẹ.
Là một phần của sáng kiến, một báo cáo mới đã được đưa ra tại chương trình. Bản báo cáo “Những mô hình mới để giải quyết những rủi ro trong chuỗi cung ứng và vận tải’’ được đưa ra với sự hợp tác của tập đoàn Accenture, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải xem lại những biện pháp quản lý rủi ro.
Theo WEF, các chính phủ và các công ty cần vững vàng hơn khi đối mặt với những nguy cơ mới xuất hiện và phức tạp. Nguy cơ lớn nhất là từ những điều không nhận biết được. Những sự cố lớn trong năm năm qua - bao gồm cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vụ bưu kiện hàng không chứa bom từ Yemen qua Mỹ gây hoang mang chấn động dư luận, lũ lụt ở Thái Lan và động đất ở Nhật Bản và sóng thần - đã nhấn mạnh rủi ro ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức cá nhân, có thể gây ra hậu quả ngoài ý muốn mà nó không thể làm giảm nhẹ đi bởi một tổ chức đơn lẻ nào. Điều đáng khích lệ, hơn 90% những người được khảo sát do Diễn đàn Kinh tế Thế giới và sáng kiến của Accenture cho thấy “quản trị rủi ro chuỗi cung ứng và vận tải đã trở thành một ưu tiên lớn hơn trong tổ chức của họ” trong hơn năm năm qua.
Trong khi các chuỗi cung ứng toàn cầu đang ngày trở nên càng phức tạp và lan tỏa, một số thành tố quan trọng chỉ có sẵn ở một nơi. "Một thành phần, thiết bị linh kiện quan trọng không cho phép sản xuất ra một chiếc máy bay hoặc một máy chủ (server) có thể gây ra toàn bộ sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng," ông Daniel J. Brutto, Chủ tịch, UPS quốc tế phát biểu. Đối với các công ty vận tải biển lớn nhất thế giới, cướp biển Somali là mối đe dọa nghiêm trọng nhất, tiêu tốn khoảng 12 đến 17 tỷ Mỹ kim hàng năm cho chi phí bảo hiểm, an ninh và những chi phí khác. Ông Dan Sten Olsson, Giám đốc điều hành Stena, Thụy Điển cho biết.
Trên bình diện quốc tế, báo cáo kêu gọi các chính phủ cùng nhau hợp tác để giải quyết rủi ro, cho dù đó là biến đổi khí hậu hay cướp biển ngoài khơi Vịnh Aden (vùng sừng châu Phi). Trong trường hợp khác, luật pháp quốc tế cần phải được cập nhật để quyết định quyền hạn xét xử và trách nhiệm quân sự, trong vô số các vấn đề. Một trở ngại để cải thiện quản lý rủi ro là việc các thị trường tài chính đã thoả mãn (vốn) cho các công ty đang xuống dốc. Nhưng chi phí bổ sung thêm này là cần thiết cho doanh nghiệp để có thể hấp thụ và chịu đựng những cú sốc và phục hồi sau đó.
Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn bởi vì các chuỗi cung ứng hiện nay, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, có thể kéo dài và không hoàn toàn theo dõi hết được. Nhìn chung, báo cáo kết luận sự linh hoạt hơn nữa trong hoạt động và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và chính phủ quốc gia và quốc tế nhằm quản lý tốt hơn rủi ro đối với chuỗi cung ứng toàn cầu là điều cần thiết.
Quang Duy (theo eyefortransport)