|
Theo ước tính, năm 2012, nhu cầu phân bón cho nông nghiệp khoảng 9,6 triệu tấn, trong khi sản xuất trong nước chỉ gần 7,3 triệu tấn, nên vẫn phải nhập khẩu hơn 2,3 triệu tấn phân bón các loại. So với năm 2011, lượng phân bón phải nhập khẩu trong năm 2012 giảm gần 1 triệu tấn các loại. Lượng phân bón nhập khẩu tập trung vào các chủng loại mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu như 350.000 tấn SA, 600.000 tấn Kali, 300.000 tấn DAP.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí hiện nay là đơn vị sản xuất phân Urea cho thị trường nội địa. Với năng lực sản xuất của các nhà máy phân đạm Hà Bắc, Ninh Bình, Phú Mỹ, Cà Mau... tính đến cuối năm 2012 sẽ đáp ứng đủ nhu cầu phân Urea của nước ta. Sau đó từ năm 2013 trở đi, nước ta có thể xuất khẩu khoảng 300.000 tấn Urea/năm.
Đáng chú ý là trong gần 5 tháng đầu năm nay, nước ta đã xuất khẩu gần 500.000 tấn phân bón, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Đỗ Văn Hùng, Tổng Giám đốc Cty Phân bón Việt Mỹ, lý giải việc này là do lượng phân bón được nhập khẩu trước đó vượt cung của thị trường nên một số doanh nghiệp tái xuất để duy trì hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, một số mặt hàng phân bón sản xuất trong nước đã vượt nhu cầu. Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, lượng phân bón nhập khẩu giảm mạnh là do sản xuất trong nước đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của loại phân bón quan trọng. Ví dụ như phân Urea, sản lượng năm 2012 chắc chắn sẽ dư so với nhu cầu khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Phân NPK, sản xuất trong nước hiện khoảng trên 4 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu trên 3 triệu tấn v.v... Ngoài ra, việc xuất khẩu phân bón không còn phải chờ cấp phép như trước kia. Và xuất khẩu phân bón tăng cũng cho thấy chất lượng phân bón sản xuất trong nước đã được nâng cao. Về tình hình xuất nhập khẩu phân Urea và NPK năm 2012, ông Nguyễn Đình Hạc Thuý nói:
Còn theo ông Lê Quốc Phong, Tổng Giám đốc Cty Phân bón Bình Điền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, xuất khẩu phân bón ở nước ta đang theo 2 loại, có thương hiệu và không có thương hiệu, còn gọi là "hàng xá". Xuất khẩu phân bón theo dạng thương hiệu mới có một số doanh nghiệp thực hiện, chủ yếu xuất sang các thị trường gần như Lào, Campuchia... Với phân bón thương hiệu, có được giá bán tốt hơn, lợi nhuận cao hơn và quan trọng nhất là sẽ giữ được thị trường ổn định, lâu dài. Còn với phân bón không thương hiệu, "hàng xá", chủ yếu xuất sang các thị trường như Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, châu Phi... khi các nhà nhập khẩu thấy giá của Việt Nam rẻ hơn nước khác thì mua về đóng bao bì rồi tung ra thị trường dưới thương hiệu của họ. Riêng với Cty Phân bón Bình Điền, trong năm 2012, sẽ tiếp tục xuất khẩu phân bón thương hiệu Đầu Trâu sang Lào, Campuchia. Về hoạt động xuất khẩu phân bón của đơn vị cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành, ông Lê Quốc Phong cho biết:
Thị trường phân bón nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trước tiên là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước và có thể xuất khẩu khi nguồn cung tăng lên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia cung ứng phân bón phải bảo đảm đủ lượng phân bón cho từng vụ mùa sản xuất trong nước, với giá bán phù hợp. Trong trường hợp có những diễn biến bất thường, Hiệp hội phân bón sẽ đề nghị Nhà nước có biện pháp để điều tiết hoặc tạm dừng xuất khẩu để ổn định thị trường phân bón trong nước.
Theo thuongmai.vn
|