Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hàng tỉ USD nhập điện thoại

10/23/2012 10:04:33 AM

Dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường điện thoại di động tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nền kinh tế đang tốn hàng tỉ USD nhập khẩu mặt hàng xa xỉ này

 

Tính đến ngày 15-10, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam đã tốn 3,7 tỉ USD nhập khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện. Mới đây, câu chuyện về “cuộc đua” sắm điện thoại smartphone như iPhone 5 cho thấy bức tranh sinh động về sự xài sang, tiêu dùng lãng phí của một bộ phận người tiêu dùng.

 

Cuộc đua... lãng phí

 

Lướt một vòng trên các trang mạng như Facebook, Yahoo!… không khó bắt gặp hình ảnh cư dân mạng khoe “con iPhone 5” mới tậu rồi hí hoáy “vọc Iphone” mới… Nhiều người sẵn sàng bán rẻ iPhone 4, 4S chưa xài bao lâu, còn rất mới, để tậu dòng iPhone mới chỉ nhằm thỏa chí tò mò.

 

Nguyễn Đông, 28 tuổi, nhân viên một công ty ở quận 11 - TPHCM, cho biết vừa bán chiếc iPhone 4 với giá 8 triệu đồng rồi bù thêm gần 15 triệu đồng đổi iPhone 5 khi thấy cậu bạn thân vừa sắm cái tương tự. Hỏi sao điện thoại còn xài tốt, nhiều tính năng không dùng đến đã bán để mua mẫu mới, cậu trả lời tỉnh queo: “Phải sắm cho bằng bạn bè, hàng công nghệ mà, nhanh lỗi mốt lắm!”...

 

 Trong khi đó anh Hữu, nhà ở quận 10, một “tín đồ” của hãng công nghệ Apple, cho biết hiện  anh đang có các dòng iPhone 3, 4S và mới đây là iPhone 5, chưa kể chiếc máy tính bảng New iPad. “Lúc đầu, tôi tậu đủ các dòng máy từ đời đầu đến giờ của iPhone, rồi các dòng iPad nhưng sau bán đi một vài món vì ít dùng đến. Chiếc New iPad giờ cũng để cô con gái nghe nhạc, chơi game” - anh nói.

 

 Theo tìm hiểu của chúng tôi, lúc iPhone 5 mới ra chưa về đến Việt Nam, nhiều người còn lùng sục đặt hàng trước và nói rằng phải mua bằng được dù giá rất đắt. Giá iPhone 5 được hãng Apple công bố phiên bản quốc tế từ 199-299-399 USD nhưng về đến Việt Nam nhiều người “phỏng tay” bỏ ra gần 30 triệu đồng mới có được. Trong các quán cà phê, trung tâm thương mại tại những TP  lớn như Hà Nội, TPHCM…, nhiều “tín đồ” công nghệ không ngừng khoe mặt hàng xa xỉ này.

 

Điều đáng nói là không chỉ những người có điều kiện mà nhiều người kinh tế khó khăn nhưng vì muốn “bằng bạn bè” cũng vay mượn tiền để tậu hàng xa xỉ. Kết quả là thị trường tiêu thụ hàng công nghệ Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong dòng chảy công nghệ của thế giới nhưng sự xài sang, thích hàng ngoại của người dùng giúp các mặt hàng công nghệ mới trở nên hút hàng tại Việt Nam. 

 

Tiêu tốn quá nhiều ngoại tệ

 

Thống kê của Tổng cục Hải quan chỉ tính trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,44 tỉ USD, tăng 92% so với cùng kỳ. Nếu tính cả số lượng điện thoại được mang về theo đường xách tay, con số này còn lớn hơn nhiều.

 

Theo kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường IDC Việt Nam, dù thị trường điện thoại di động Việt Nam trong quý II/2012 có sự sụt giảm so với quý trước nhưng vẫn tăng trưởng 2 con số, ở mức 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với nhiều mặt hàng khác trong bối cảnh kinh tế khó khăn, điện thoại di động vẫn tăng trưởng mạnh. Trong đó, 2 tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới là Nokia, Samsung tiếp tục nắm giữ thị phần điện thoại tiêu thụ tại Việt Nam. Nokia kết thúc quý II dẫn đầu với tổng số lượng điện thoại chiếm hơn 50% thị trường Việt Nam, còn Samsung tiếp tục thống trị thị trường smartphone Việt Nam.

 

Điện thoại nhập khẩu và của doanh nghiệp FDI tiếp tục chiếm lĩnh và gần như thống trị thị trường điện thoại Việt Nam một phần không nhỏ là nhờ tâm lý “sính ngoại”, chạy đua theo mốt điện thoại công nghệ của người Việt.

 

Theo các chuyên gia kinh tế, thói quen tiêu dùng lãng phí, thích xài hàng công nghệ cao cấp, xa xỉ có phần tích cực là kích thích tiêu dùng, đem nguồn thu về cho ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu... Nhưng ngược lại, theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, hàng xa xỉ về nhiều sẽ tiêu tốn ngoại tệ trong khi các ngành sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu khác cần ngoại tệ không mua được. Nguy hiểm hơn, thói quen tiêu dùng hàng xa xỉ sẽ tạo nên phong trào tiêu dùng không tốt cho giới trẻ khi chạy theo những giá trị ảo...

 

Có cả nhu cầu ảo

Chuyên viên tư vấn tâm lý Võ Thị Minh Huệ, Công ty Tư vấn Tâm Lý Trẻ, nhận xét công nghệ mới luôn có sức hấp dẫn kỳ diệu đối với cả người lớn và trẻ em nên xu hướng vươn tới công nghệ cao là dễ hiểu. Nhưng một số người thu nhập không cao vẫn muốn bằng “người này, người nọ” tạo ra nhu cầu ảo bởi cả khả năng kinh tế, sử dụng hiệu quả và sự hiểu biết về công nghệ là chưa tới. Một số người mua và sử dụng chỉ muốn chứng tỏ mình là người sành điệu, tự huyễn hoặc mình.

 

Theo NLĐ

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện 4 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh (6/2/2014 10:35:28 AM)
Điện thoại và linh kiện chiếm 42% tổng trị giá xuất sang Italia (5/30/2014 10:58:38 AM)
Bốn tháng đầu năm, điện thoại lại dẫn đầu về giá trị xuất khẩu (5/7/2014 9:53:01 AM)
Sản lượng hàng hóa của MIA tăng mạnh từ hoa (4/29/2014 8:52:54 AM)
Đồng USD suy yếu do Mỹ-Nhật chưa thống nhất về TPP (4/25/2014 9:38:53 AM)
Điện thoại chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi (3/29/2014 10:20:17 AM)
Nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng nhẹ (3/27/2014 9:54:18 AM)
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng mạnh (3/19/2014 9:59:51 AM)
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 3,3 tỷ USD 2 tháng qua (3/10/2014 9:05:17 AM)
Điện thoại các loại chiếm 39,7% tổng kim ngạch xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ (2/25/2014 10:18:20 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Nhập siêu 534 triệu USD trong nửa đầu tháng 10 (10/23/2012 10:03:17 AM)
Tháo gỡ vướng mắc thủ tục xuất khẩu gỗ (10/23/2012 10:02:54 AM)
Xuất khẩu chôm chôm, bưởi... tăng (10/23/2012 10:02:35 AM)
Xuất khẩu dệt may - Không ngồi chờ nhà nhập khẩu (10/19/2012 10:18:08 AM)
Indonesia có thể nhập 770.000 tấn gạo trong 2012 (10/19/2012 10:16:14 AM)
Không cần kiểm dịch đồ gỗ nếu nước nhập khẩu không yêu cầu (10/19/2012 10:14:12 AM)
Xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Indonesia (10/18/2012 9:54:11 AM)
Hàng xuất khẩu Trung Quốc ế ẩm mùa hàng Giáng sinh (10/18/2012 9:53:53 AM)
Cà phê Việt Nam xuất khẩu số 1 thế giới (10/17/2012 10:33:12 AM)
Hạt điều VN và Brazil chiếm lĩnh thị trường Ấn Độ (10/17/2012 10:32:40 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com