Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu hạt điều sang đa số các thị trường bị sụt giảm kim ngạch

8/6/2013 9:43:10 AM

Sáu tháng đầu năm 2013 cả nước xuất khẩu 110.018 tấn hạt điều, thu về 689,42 triệu USD (tăng 10,6% về lượng và tăng 0,92% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái); trong đó riêng tháng 6 xuất khẩu 21.549 tấn, kim ngạch đạt 136,62 triệu USD (sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước đó, với mức giảm tương ứng 13,4% và 11,08%).

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt điều của Việt Nam; sau đó là các thị trường Trung Quốc, Hà Lan, Australia, Canada, Nga, Anh. Cụ thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 228,92 triệu USD, chiếm 33,2% tổng kim ngạch, tăng 18,52% so cùng kỳ; Trung Quốc 105,83 triệu USD, chiếm 15,35%, giảm 13,14%; Hà Lan 72,51 triệu USD, chiếm 10,52%, giảm 12,93%; Australia 37,08 triệu USD, chiếm 5,38%, giảm 15,27%; Canada 30,21 triệu USD, chiếm 4,38%, tăng 52,01%.

Trong 6 tháng đầu năm xuất khẩu hạt điều sang đa số các thị trường đều bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó giảm mạnh nhất là xuất sang Malaysia (-97,47%) và Pakistan (-62,81%). Tuy nhiên, vẫn có một số thị trường tăng mạnh như: Hy Lạp (+755%, đạt 0,8 triệu USD), Ấn Độ (+100,99%, đạt 16,64 triệu USD), Ucraina (+95,92%, đạt 4,14 triệu USD), Singapore (+64,15%, đạt 3,58 triệu USD), Canada (+52%, đạt 30,21 triệu USD).

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, những ngày đầu tháng 8 giá nhân điều xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng lên, hiện đạt khoảng 7.500 - 7.600 USD/tấn (W320). Trong khi cùng kỳ năm ngoái giá điều xuất khẩu chỉ giao dịch quanh khoảng 6.800 7.000 USD/tấn. Nguyên nhân chính là do thị trường Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu nhân điều để chuẩn bị cho dịp lễ trung thu, còn thị trường châu Âu và Bắc Mỹ cũng tăng cường mua hàng phục vụ các dịp lễ cuối năm.

Dự báo, từ nay đến tháng 10/2013, giao dịch xuất nhập khẩu nhân điều sẽ rất sôi động, giá có thể tiếp tục tăng vì nguồn cung hạn hẹp do thiên tai, hạn hán làm giảm năng suất điều tại Việt Nam và một số nước. Ông Giang cũng cho biết, một số doanh nghiệp điều lớn, uy tín của Việt Nam gần đây đã từ chối ký thêm các đơn hàng mới do nguồn cung hạn chế.

Những thị trường chủ yếu tiêu thụ hạt điều của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD

 

Thị trường

 

T6/2013

 

6T/2013

T6/2013 so với T6/2012

(%)

6T/2013 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

136.622.698

689.424.328

-11,08

+0,92

Hoa Kỳ

56.937.746

228.919.290

+15,58

+18,52

Trung quốc

16.580.868

105.828.492

-23,36

-13,14

Hà Lan

14.549.877

72.508.945

-13,77

-12,93

Australia

6.430.553

37.080.146

-37,10

-15,27

Canada

3.734.788

30.205.261

-46,08

+52,01

Nga

4.409.090

28.878.014

-0,69

+5,94

Anh

5.338.171

23.359.203

+5,99

-8,26

Thái Lan

3.399.498

18.502.587

+4,78

-2,84

Ấn Độ

2.335.024

16.639.261

+2,37

+100,99

Đức

3.233.534

14.742.130

-8,58

+15,96

Israel

1.945.856

8.813.572

-50,09

-36,21

Italia

1.426.015

7.319.509

-47,43

-36,15

Đài Loan

1.336.175

6.560.073

+13,84

-14,69

New Zealand

1.038.913

6.507.998

-17,21

+10,69

Hồng Kông

866.764

5.850.860

+26,26

+33,79

Pháp

719.691

5.234.024

-49,61

-1,98

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

850.900

5.151.459

-47,32

-36,03

Nhật Bản

1.331.050

4.481.611

+69,36

+11,83

Ucraina

724.210

4.142.267

+119,72

+95,92

Singapore

141.533

3.580.068

-76,30

+64,15

Nam Phi

771.452

3.380.436

+15,91

-10,14

Tây Ban Nha

479.200

3.349.515

-67,68

-26,34

Nauy

524.832

2.945.326

-39,54

-1,59

Bỉ

637.350

2.757.166

-15,44

+49,65

Philippines

621.206

2.590.994

-36,72

-35,35

Hy Lạp

212.700

795.242

+128,71

+755,10

Pakistan

66.600

441.325

-82,20

-62,81

Malaysia

0

27.662

*

-97,47

Tuy ngành điều vẫn đạt mức tăng trưởng về xuất khẩu nhưng các DN điều phải nhập khẩu đến 220.000 tấn điều thô, tăng gần 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó giá điều XK lại giảm đến 9,46%, chỉ đạt 6.181 USD/tấn. Theo Vinacas, để đáp ứng mục tiêu XK 220.000 tấn điều nhân năm nay, Việt Nam sẽ cần nhập khẩu khoảng 180.000 tấn điều thô trong những tháng còn lại của năm để chế biến, chủ yếu là từ Campuchia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Guinea-Bissau và Indonesia.

Ông Nguyễn Thái Học - nguyên Chủ tịch Vinacas đã đưa ra cảnh báo hiện nay dù XK điều VN đứng hàng đầu thế giới, nhưng coi chừng thực chất sẽ là nước gia công hạt điều hơn là XK hạt điều số 1 thế giới. Nguyên nhân là chưa bao giờ các DN chế biến XK điều “đói” nguyên liệu như bây giờ. Nếu như cách đây 10 năm, các DN chỉ nhập khẩu điều thô khoảng 20 -30%, còn lại 70 - 80% là sử dụng nguồn nguyên liệu điều thô trong nước thì nay phải nhập khẩu tới 50% sản lượng điều thô mới đủ chế biến.

Ông Học cho rằng nếu Việt Nam không có những hành động tích cực phát triển vùng nguyên liệu, ngăn chặn hiện tượng chặt phá điều..., chắc chắn trong một vài năm tới, ngành điều Việt Nam sẽ không còn vùng nguyên liệu trong nước để thu mua điều thô, mà phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài mới đủ cho chế biến, phục vụ XK và tạo việc làm cho công nhân.

Muốn vậy, ngoài việc Chính phủ và các địa phương liên quan đẩy mạnh trồng điều, phát triển vùng nguyên liệu, bảo đảm đủ sản lượng cho các DN chế biến, giảm tối thiểu nhập khẩu điều thô, thì các DN điều cũng phải chú trọng hơn nữa trong lĩnh vực đầu tư, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm từ hạt điều.

Một kg điều nhân, nếu chế biến thành kẹo, bánh, thực phẩm sẽ nâng giá trị lên gấp 1,7 - 2 lần giá XK thô hiện nay. Tuy nhiên, các tập đoàn thực phẩm, bánh kẹo nước ngoài, hiện không muốn chia sẻ thị phần cho DN nội. Vì vậy, phải có sự hợp tác, mời gọi các công ty bánh kẹo có thương hiệu lớn của thế giới vào đầu tư, sản xuất bánh kẹo hạt điều tại Việt Nam XK sang các nước. Làm như vậy, chẳng những Việt Nam không bao giờ là nước “gia công” đơn thuần để thu về ít ỏi ngoại tệ, trái lại, đó còn là nền móng cho một ngành sản xuất - chế biến - XK thành phẩm hạt điều chất lượng cao chính hiệu Made in Vietnam.

Theo vinanet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu cá ngừ sang Bồ Đào Nha tăng trưởng siêu ấn tượng (8/5/2013 11:23:36 AM)
Trái cây Việt Nam xuất khẩu ra 76 quốc gia và vùng lãnh thổ (8/5/2013 11:21:52 AM)
Xuất khẩu nông sản “đổi vai” (8/3/2013 10:29:10 AM)
Nhập khẩu bông tăng mạnh (8/3/2013 10:28:00 AM)
Cơ hội xuất khẩu sang châu Phi (8/2/2013 9:20:34 AM)
Thị trường cung cấp nguyên liệu nhựa cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 (8/2/2013 9:19:53 AM)
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 6 giảm do Việt Nam giữ lại (8/2/2013 9:19:01 AM)
Nhập siêu 180 triệu USD trong 7 tháng (8/2/2013 9:18:03 AM)
Tháng 7, cả nước xuất siêu 200 triệu USD (8/1/2013 10:32:27 AM)
Nhập khẩu nguyên liệu tăng (8/1/2013 10:30:26 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com