|
Với đà tăng trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục đạt kim ngạch tăng trưởng trong 7 tháng đầu năm.
Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, 7 tháng đầu năm 2013, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch lớn nhất của Việt Nam, với trên 13 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch, tăng 17,16% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì có 3 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD đó là dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm – mặt hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất với 4,8 tỷ USD, chiếm 37,3% tổng kim ngạch, tăng 15,5%, kế đến là giày dép đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,12% và gỗ và sản phẩm đạt 1,05 tỷ USD tăng 7,24% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên gồm có 13 mặt hàng bao gồm: máy vi tính sản phẩm điện tử 748 triệu USD; hàng thủy sản 712 triệu USD; máy móc tbị dụng cụ phụ tùng 535 triệu USD; túi xách, ví, vali mũ và ô dù 464 triệu USD; phương tiện vận tải phụ tùng 358 triệu USD; dầu thô 357 triệuUSSD; hạt điều 297 triệu USD; sản phẩm từ thép 268 triệu USD…
Đối với mặt hàng hồ tiêu, theo Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, xuất khẩu tiêu sang thị trường Hoa Kỳ và Đức – hai thị trường lớn nhất của Việt Nam với khoảng 33,2% thị phần tăng trưởng mạnh. Mức tăng lần lượt là 99,5% và 7,6% về khối lượng và tăng 90,4% và tăng 3,9% về giá trị.
Đáng chú ý, xuất khẩu dầu thô sang thị trường Hoa Kỳ tuy kim ngạch chỉ đạt 357,6 triệu USD nhưng lại là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng lớn nhất, tăng 111,11% so với 7 tháng năm 2012.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 7 tháng 2013
ĐVT: USD
Mặt hàng |
KNXK 7T/2013 |
KNXK 7T/2012 |
% so sánh |
Tổng kim ngạch |
13.046.216.508 |
11.135.565.768 |
17,16 |
hàng dệt, may |
4.868.852.890 |
4.215.606.051 |
15,50 |
giày dép các loại |
1.487.668.099 |
1.238.437.938 |
20,12 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
1.052.038.098 |
981.011.650 |
7,24 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
748.509.510 |
489.438.734 |
52,93 |
Hàng thuỷ sản |
712.306.756 |
671.063.385 |
6,15 |
máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác |
535.477.959 |
568.974.420 |
-5,89 |
túi xách, ví,vali, mũ và ôdù |
464.654.721 |
355.044.420 |
30,87 |
phương tiện vận tải và phụ tùng |
358.027.774 |
399.861.473 |
-10,46 |
dầu thô |
357.693.300 |
169.432.678 |
111,11 |
hạt điều |
297.766.097 |
227.911.649 |
30,65 |
sản phẩm từ sắt thép |
268.777.327 |
250.428.226 |
7,33 |
cà phê |
214.360.178 |
307.368.446 |
-30,26 |
Dđiện thoại các loại và linh kiện |
172.574.061 |
91.395.408 |
88,82 |
đá quý,kim loại quý và sản phẩm |
143.531.342 |
50.704.587 |
183,07 |
Hạt tiêu |
135.367.102 |
71.035.578 |
90,56 |
sản phẩm từ chất dẻo |
107.768.593 |
94.858.353 |
13,61 |
giấy và các sản phẩm từ giấy |
66.525.419 |
60.880.408 |
9,27 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
54.933.433 |
43.090.131 |
27,48 |
cao su |
32.201.305 |
33.220.292 |
-3,07 |
Sản phẩm mây tre, cói và thảm |
29.480.753 |
22.269.000 |
32,38 |
sản phẩm từ cao su |
29.011.736 |
28.375.672 |
2,24 |
Hàng rau quả |
28.083.413 |
21.191.788 |
32,52 |
thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh |
25.176.441 |
26.416.127 |
-4,69 |
sản phẩm gốm sứ |
24.839.510 |
22.570.411 |
10,05 |
dây điệnvà dây cáp điện |
24.345.455 |
41.040.335 |
-40,68 |
xơ sợi các loại |
17.872.152 |
18.654.990 |
-4,20 |
Gạo |
17.669.185 |
20.556.946 |
-14,05 |
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
17.367.579 |
15.804.007 |
9,89 |
sản phẩm hoá chất |
13.851.578 |
10.974.322 |
26,22 |
Xăng dầu các loại |
11.303.787 |
15.909.283 |
-28,95 |
sắt thép các loại |
9.842.145 |
9.451.711 |
4,13 |
hoá chất |
7.068.050 |
7.258.455 |
-2,62 |
chè |
5.999.569 |
4.394.425 |
36,53 |
máy ảnh máy quay phim và linh kiện |
316.529 |
953.597 |
-66,81 |
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)
Theo nguồn Báo Công Thương điện tử, từ khi Việt Nam - Hoa Kỳ ký Hiệp định Thương mại song phương (BAT) và Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thể dễ dàng nhận thấy xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 3 điểm sáng:
+Thứ nhất, kim ngạch cao nhất so với XK của Việt Nam vào bất cứ thị trường nào của 5 châu lục.
+Thứ hai, xuất siêu lớn nhất, lớn hơn xuất siêu của Việt Nam sang EU.
+Thứ ba, từ quý II/2011, Việt Nam đã vượt Ấn Độ trở thành nước XK dệt may lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ và duy trì vững chắc vị thế đó đến nay.
Song cũng nên “liệt kê” sự góp công của các mặt hàng tên tuổi khác. Da giày của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng vững vàng ở vị trí thứ 2 với thị phần đạt khoảng 11% tổng lượng nhập khẩu giày da của nước này. Từ đầu năm đến nay, số lượng đơn hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam đạt được khá lớn,có nhiều DN đã có đơn hàng đến hết năm. Trong Top 10 nền kinh tế XK đồ gỗ vào Hoa Kỳ, có 5 địa chỉ thuộc châu Á thì Việt Nam đứng đầu. Hàng nông thủy sản nước ta cũng tạo ấn tượng không kém ở nước này với các mặt hàng cá ngừ, cá tra, ba sa, tôm…
Lượng đoán rằng, sau khi Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực sẽ mở ra cơ may cho nhiều mặt hàng XK của Việt Nam tương tự như sau khi có BAT vào năm 2001 và vào WTO năm 2007. Việt Nam đứng đầu với khoảng 82% tổng XK dệt may từ các nước trong khối TPP XK vào Hoa Kỳ. Vì thế, mặt hàng này được xem là một trong những lợi ích trước mắt, lớn nhất của Việt Nam trong TPP. Thuế suất đối với hàng giày da sẽ giảm đi một nửa. Đồ gỗ hy vọng sẽ giảm cả thuế suất và hàng rào kỹ thuật.
Thị trường Hoa Kỳ khổng lồ, khắt khe, nên chắc chắn không chỉ có chiều thuận. Đó không chỉ là những thách thức đã, đang có và cả những gai góc bộc lộ trong bước đàm phán TPP.
Chính vì vậy, trong phương sách tổng thể, cần có bài bản sát thực với từng mặt hàng để ứng phó với mọi tình huống. May mặc, giày da bắt buộc phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Đồ gỗ, nông sản thực phẩm, dược phẩm cần đặc biệt chú ý minh bạch về chất lượng và truy suất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh, an toàn theo chuẩn mực của các cơ quan "gác cổng" Hoa Kỳ...
Bên cạnh đó cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, tổ chức quốc tế, khách hàng lớn giải quyết những nảy sinh trong buôn bán, khi xảy ra tranh chấp, va đập với chính sách bảo hộ mậu dịch, bị áp thuế chống bán phá giá. Quan trọng hơn là tích cực hỗ trợ DN trong xúc tiến thương mại qua việc tham gia các hội chợ danh tiếng: Hội chợ đồ gỗ tại Las Vegas, Hội chợ da giày New York, Hội chợ thủy sản quốc tế Boston, Hội chợ các nhà sản xuất thịt lợn tại Des Moines Iowa...
Theo vinanet
|