Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Ngành da giày và túi xách sẽ đạt kim ngạch 14 tỷ USD trong năm 2014

7/26/2014 8:49:39 AM

Tính đến cuối tháng 6/2014, ngành da giày và túi xách đã xuất khẩu đạt gần 4,5 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2013; với năng lực sản xuất 800 triệu đôi giày dép các loại/năm, 120 triệu túi xách, ba lô/năm. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tình hình hiện nay.

Với kết quả này, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam nhận định, trong năm 2014, tổng kim ngạch toàn ngành sẽ đạt 14 tỷ USD. Đến năm 2015, xuất khẩu giày dép sẽ đạt 11 tỷ USD.

Ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, cho hay: “Hiện nay chúng tôi xây dựng tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành kể cả da giày và túi xách là khoảng 13 - 14%, nhưng trong 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng tới tương đối khá, trên 14% và đối với túi xách hiện nay là trên 18%. Tốc độ này tăng cao hơn so với dự báo. Vì hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đến gần kề và lãnh đạo các quốc gia quyết tâm hoàn tất trong năm nay, đây là bước chuẩn bị của rất nhiều các nhãn hàng, bởi vậy nó cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của hai ngành này lên”.

Theo nhận định của Hiệp hội Da giày -Túi xách Việt Nam, cơ hội tăng trưởng của ngành da giày trong năm 2014 là rất khả quan bởi ngoài những yếu tố thuận lợi về thị trường, ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong tương lai gần. Ngoài ra với lợi thế ổn định về chính trị, lao động, chất lượng hàng hóa, Việt Nam đã và đang thu hút được rất nhiều đơn hàng từ các thị trường khác chuyển qua. Đến thời điểm hiện tại đa số doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết tháng 8, tháng 9 -2014.

Tuy nhiên, nhìn lại năm 2013, tỉ lệ nội địa hóa của ngành da giày là khoảng 60%, với 3 nhóm nguyên liệu chính là da thuộc, da tổng hợp và vải các loại. Riêng mặt hàng vải Việt Nam phải nhập hơn 60% nguyên liệu từ Trung Quốc. Hạn chế về nguồn nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu, chi phí sản xuất cao làm giá trị sản xuất sản phẩm da, giày của Việt Nam giảm sức cạnh tranh. Ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư kí Hội Da giày TPHCM cho rằng: “Sản phẩm da, giày của Việt Nam hầu như dựa vào thị trường của Hàn Quốc là một, thứ hai là của Đài Loan, có những chủng loại da chúng ta làm với đặc thù sản phẩm của mình chỉ có 2 thị trường này mới đảm bảo yêu cầu, nói đến thị trường da thì bạt ngàn, rất nhiều loại, nhưng những sản phẩm đó mình không sử dụng được”.

Nhìn một cách toàn diện, tỉ trọng nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc của ngành da giày là không lớn, nhưng với đặc thù phát triển sản xuất theo chuỗi cung ứng toàn cầu, thì nếu các doanh nghiệp nhỏ sản xuất hàng cấp trung, cấp thấp chủ yếu nhập nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc gặp khó khăn thì toàn ngành cũng không thuận lợi. Với những doanh nghiệp gia công, việc thay đổi nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu để hưởng thuế suất ưu đãi từ các hiệp định vẫn là vấn đề bị động. Bà Trương Thị Thúy Liên, giám đốc công ty Liên Phát, thông tin: “Hiện giờ nguyên liệu vẫn nhập từ nguồn Trung Quốc là chính, đơn vị Liên Phát chỉ gia công, chứ không phải là sản xuất phốt, do đó, định hướng thay đổi hay không là do khách hàng, người cung ứng nguyên phụ liệu cho mình, họ muốn có những quyền lợi từ các hiệp định mà sau này Việt Nam ký với các nước thì họ phải chuyển hướng từ các nguyên phụ liệu, không nhập từ Trung Quốc nữa mà sẽ nhập từ một số nước khác, còn đối với những đơn vị gia công tại Việt Nam vẫn trong thế thụ động, có lợi ích chăng là nguồn khách hàng, đơn hàng từ các nước đổ về Việt Nam nhiều hơn, thời gian cung ứng nguyên phụ liệu nhanh hơn”.

Để đón đầu những ưu đãi từ các hiệp định thương mại mang lại, hiện đã có nhiều nhà đầu tư của các nước đầu tư phát triển sản xuất ngành phụ trợ cho ngành giày dép tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân đang phát triển nhanh, mạnh về quy mô sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành da giày đã được cổ phần hóa; doanh nghiệp vốn FDI tăng nhanh và phát triển mạnh mẽ góp phần to lớn vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành. Đặc biệt, trong quy hoạch phát triển ngành Da giày đến năm 2020, Chính phủ đã đồng ý và hỗ trợ cho phát triển khu công nghiệp tập trung làm đế và xi mạ tại phía Bắc. Theo đó, thiết lập quy hoạch các khu công nghiệp hỗ trợ bằng hình thức hình thành khu công nghiệp nguyên phụ liệu ở cả hai đầu miền Bắc và miền Nam. Trong đó, Chính phủ hỗ trợ bằng cách đầu tư hệ thống xử lý nước thải và doanh nghiệp sẽ đầu tư nhà máy sản xuất và trả chi phí xử lý nước. ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương cho biết: “Nhà nước sẽ hỗ trợ công tác nghiên cứu, công tác đào tạo, thứ hai là hỗ trợ để giải quyết vấn đề môi trường ở các khu công nghiệp; chúng tôi vẫn nói đến quyết định 12 là chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghiệp phụ trợ, nếu chúng ta vay vốn được hỗ trợ của nhà nước từ nguồn này cũng là câu chuyện đối với thương mại quốc tế chứ không phải dễ làm đối với chúng ta.

Nhưng nếu như hai doanh nghiệp thỏa thuận với nhau lại là câu chuyện khác, nếu các ngân hàng muốn hỗ trợ cho ngành da giày thì nên dựa vào các chính sách nhà nước đối với các ngành nghề khác, cho vay lãi suất thấp sẽ trở thành 2 câu chuyện khác nhau”.

Nhiều doanh nghiệp da giày, túi xách trong nước chỉ ở công đoạn thấp của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nay với các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang tham gia, sẽ là động lực để các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào, cải thiện vùng nguyên phụ liệu trong nước. Đây là cơ hội lớn, để ngành da giày khắc phục được điểm yếu là phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nước ngoài. Các doanh nghiệp phải nắm bắt cơ hội tăng cường đầu tư, nâng cấp công nghệ, hiện đại hóa sản xuất đi đôi với phát triển thương hiệu, phấn đấu 10 năm tới Việt Nam sẽ nằm trong Top 10 nhà sản xuất da giày lớn nhất thế giới./.

Theo Voh.

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu da giày đang đứng trước những cơ hội lớn (7/16/2015 11:08:52 AM)
Giày Việt chiếm lĩnh thị trường Brazil (6/23/2015 3:06:22 PM)
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD năm 2015 (3/2/2015 10:56:36 AM)
Ngành da giày: Cơ hội lớn nhưng hưởng lợi không nhiều (1/26/2015 10:37:37 AM)
Ngành da giày toàn cầu tăng trưởng mạnh dù nhiều khó khăn (12/11/2014 9:30:35 AM)
Xuất khẩu túi xách, va li ô dù 10 tháng đầu năm 2014 đạt trên 2,1 tỷ US (11/25/2014 9:41:08 AM)
Da giày Việt Nam: Cơ hội vàng từ các hiệp định thương mại (11/24/2014 9:39:59 AM)
Xuất khẩu da giày: Nhiều cơ hội mới (8/5/2014 10:00:57 AM)
Tăng trưởng xuất khẩu da giày: Mục tiêu mới (7/30/2014 9:38:58 AM)
Nhiều giải pháp cho xuất khẩu da giày - túi xách (7/29/2014 9:37:45 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu dệt may đạt 10,38 tỉ USD (7/26/2014 8:47:26 AM)
Tạo cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu sang Hàn Quốc (7/26/2014 8:45:38 AM)
Chính phủ Indonesia công bố sẽ nhập khẩu 50.000 tấn gạo Việt Nam (7/26/2014 8:38:22 AM)
Xuất khẩu gạo Campuchia chậm lại, có thể không đạt mục tiêu (7/25/2014 9:38:41 AM)
Xuất khẩu: Mừng và lo (7/25/2014 9:34:59 AM)
Indonesia dự kiến tăng xuất khẩu thủy sản sang Việt Nam (7/25/2014 9:24:23 AM)
Xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2014: Thị trường số 1 vẫn là Pakistan (7/25/2014 9:18:52 AM)
Xuất khẩu sang Nam Á tăng 8% (7/25/2014 8:38:25 AM)
Xuất khẩu nông sản đối diện khó khăn (7/24/2014 11:13:33 AM)
Việt Nam nhập siêu gần 5 tỉ USD từ Singapore (7/24/2014 9:09:11 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com