Ngành công nghiệp da giày toàn cầu dự kiến tăng 4-5%, lên gần 200 tỉ USD trong năm tới, do nền kinh tế toàn cầu ổn định, cùng với nhu cầu tiêu thụ những thương hiệu hàng đầu như Nike hoặc Steve Madden gia tăng.
Matt Priest, chủ tịch các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ (FDRA) cho biết “Có nhiều tin tích cực về nền kinh tế Mỹ”, “Thất nghiệp và giá nhiên liệu suy giảm khiến người tiêu dùng cảm thấy khả quan hơn về triển vọng tài chính”.
Priest cho rằng, doanh số bán da giày Mỹ có thể tăng 60 tỉ USD năm 2015, tăng 2-3% so với năm nay và tăng hơn 1-2% năm 2013.
Thị trường Mỹ chiếm gần 1/3 doanh số giày dép toàn cầu, ông dự đoán có thể đạt 195 tỉ USD trong năm tới.
Priest cho biết, châu Á và Trung Đông sẽ là khu vực tăng trưởng mạnh nhất, ở đó nhiều thương hiệu Mỹ và quốc tế đang nhằm mục tiêu mở rộng, sau khi tỉ lệ tiêu thụ tăng trưởng mạnh.
Stephen Lamar, Phó chủ tịch Hiệp hội may mặc và da giày Mỹ cũng cho rằng, tăng trưởng có thể biến động mạnh trong năm tới.
Priest và Lamar nói bên lề Hội nghị da giày thế giới lần thứ 5, được tổ chức vào năm 2014 tại Leon, trung tâm sản xuất giày Mexico vào cuối tháng trước. Sự kiện này đã thu hút hàng trăm giám đốc điều hành cấp cao toàn cầu thảo luận về những thách thức ngành công nghiệp từ các rào cản thương mại, công bằng thương mại, tiêu chuẩn sản xuất, tìm nguồn cung ứng và tiêu thụ.
Doanh số bán da giày toàn cầu năm 2014 tăng 2-3%, tăng 1-2% so với năm 2013.
Carlos Benedetti, chủ tịch Hiệp hội giày dép Mexico (Anpic) cho biết, lệnh cấm vận của Nga ảnh hưởng đến các nhà sản xuất châu Âu, đặc biệt 2 nhà cung cấp Italia, làm suy giảm lĩnh vực này năm 2014. “Sẽ không có nhiều tăng trưởng trong năm nay. Căng thẳng kinh tế và chính trị lên cao và lệnh cấm của Nga đã tạo ra sự đình trệ lớn tại châu Âu”.
Cắt giảm hàng rào thuế quan
Trong sự kiện này, đoàn đại biểu đã kêu gọi các nước loại bỏ các biện pháp bảo hộ (thuế nhập khẩu cao và hàng rào phi thuế quan) để giúp thương mại toàn cầu.
Trong tháng 8, Mexico đã giới thiệu một gói viện trợ da giày để bảo vệ ngành công nghiệp từ nhập khẩu châu Á tăng vọt.
Sự bùng nổ kỹ thuật số và thương mại điện tử tiếp tục tăng, một số nhà quan sát cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ có thể dần dần được loại bỏ.
Các nhà bán lẻ thương mại điện tử không áp dụng hàng rào thuế quan. “Australia không có bất cứ khoản thuế nhập khẩu nào hoặc VAT đối với người mua tại Amazon, hoặc Red Tube tại Trung Quốc”.
Hiệp định TFA của WTO
Đại biểu hoan nghênh việc phê duyệt WTO về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) sẽ giúp loại bỏ quan liêu không mong muốn thông qua hệ thống hải quan toàn cầu, cung cấp một lợi ích cho thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, họ cho biết, Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), một hiệp định thương mại tự do Mỹ - châu Âu đã tạo ra một luật chung toàn cầu và quy định về quản lý hóa chất, an toàn sản phẩm và nhãn hiệu, cũng rất quan trọng. TTIP hy vọng sẽ được thông qua vào cuối năm tới và sẽ thực hiện vào năm 2017.
“Một trong những thách thức lớn của ngành công nghiệp là quy định quản lý hóa chất, nhãn và an toàn sản phẩm giữa các quốc gia và chính phủ, nơi thường có sự khác nhau và mâu thuẫn”, Lamar cho biết.
“Nếu bạn có Mỹ và EU đồng ý về bộ tiêu chuẩn, sẽ có một tiền lệ về thương mại toàn cầu”, ông cho biết thêm. “Trong khi điều này cũng đang được thảo luận theo TPP, cơ hội tốt hơn là TTIP, do Mỹ và EU cùng có sức mạnh kinh tế”.
Nguồn cung ứng cũng là một thách thức lớn. Cùng với ngành công nghiệp may mặc, các nhà cung cấp da giày cũng hy vọng đưa sản xuất gần gũi hơn với nhu cầu trung tâm.
Trong một bảng phân tích vấn đề, các phát ngôn viên cho biết, chi phí lao động và sản xuất của Trung Quốc gia tăng có nghĩa là không còn là một thiên đường sản xuất. Hơn nữa, chi phí ở những nước châu Á khác rẻ hơn như Bangladesh, Campuchia và Việt Nam.
“Rất nhiều các nhà bán lẻ giày dép thời trang đã chuyển sản xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ”, Wong cho biết. “Trung Quốc và Bangladesh có thể sản xuất hàng loạt nhưng không nhanh”. Italia cũng vẫn là điểm sản xuất hấp dẫn, do tốc độ giao hàng nhanh, Wong cho biết. Tuy nhiên, châu Á có thể hồi phục một số khả năng bị mất trong thời gian dài. “Các nhà máy châu Á học cách phản ứng nhanh sớm hay muộn, họ cũng sẽ có thể sản xuất nhanh đối với các thương hiệu thời trang”, Wong cho biết.
Thách thức khác
Năng lực sản xuất dư thừa cũng ảnh hưởng đến ngành công nghiệp, làm giảm giá giày thể thao chất liệu da và tổng hợp.
“Công suất tăng 20% mỗi năm, nhưng nhu cầu không tăng”, Wong cho biết. Hơn nữa, “chi phí tăng 30-50% do giá nguyên liệu và lao động tăng nhưng giá bán lẻ không thay đổi”.
Giá giày dép da ở mức cao, trong bối cảnh tiêu thụ thịt toàn cầu suy giảm – nguồn nguyên liệu thô chủ yếu.
Theo Lefaso