Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Lãi suất ngoại tệ “hút” kiều hối

12/19/2011 9:23:27 AM

Với khoảng hơn 9 tỷ USD kiều hối được chuyển về trong năm 2011, Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Tuy được xem là nguồn trợ lực hiệu quả cho nền kinh tế, nhưng nhiều nhận định cho rằng, chúng ta vẫn chưa có những sự quan tâm đúng mực với nguồn tiền này.

Sinh lời hấp dẫn                                                                   

Tuy mới chỉ có một số ngân hàng thương mại cổ phần công bố chính thức lượng kiếu hối chuyển về nước, nhưng theo ước tính của Bộ Ngoại giao thì năm nay con số hơn 9 tỷ USD là hoàn toàn khả quan đối với Việt Nam.

Ngân hàng Công thương (Vietinbank) năm nay đạt lượng kiều hối lớn nhất với trên 1,3 tỷ USD.Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA bank) ước tính đến tháng 12 này có khoảng 1,6 tỉ USD lượng kiều hối được chuyển về, tăng 20% so với năm ngoái. Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết, lượng kiều hối chuyển qua ngân hàng này đạt 600 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Một nguồn tin của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng cho hay tính đến tháng 10, ngân hàng này đã có hơn 1,2 tỷ USD kiều hối.

“Tuy chưa thống kế chính xác, nhưng hết năm 2011, Vietcombank ước cũng đạt từ 1,4-1,5 tỷ USD”, nguồn tin này cho hay.

 

Trong khi kinh tế thế giới đang rất khó khăn vì rơi vào suy thoái, nhưng nguồn kiểu hối về Việt Nam lại tăng so với các năm trước đây. Lý giải sự “nghịch lý” này ông Cấn Văn Lực (Giám đốc phòng giao dịch số 3, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam-BIDV) cho rằng: “Do có sự sinh lời hấp dẫn của lãi suất ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước, vì vậy, lượng kiều hối dồn về càng nhiều”.

Theo ông Lực, hiện nay, một phần số ngoại tệ này được gửi về cho thân nhân dùng để chữa bệnh, đầu tư giáo dục, còn lại hầu hết chủ yếu đầu tư vào các kênh như bất động sản, vàng…”, ông Lực cho biết.

Một thống kế mới nhất từ Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cũng cho thấy, có tới 52% lượng kiều hồi đổ vào bất động sản, số còn lại được dùng để gửi tiết kiệm và tiêu dùng.

Xu hướng bán lại cho ngân hàng cũng đang khá phổ biến do họ có nhu cầu chi tiêu trước mắt bằng Việt Nam đồng, như tại Vietinbank có tới 30% lượng kiều hối bán cho ngân hàng để chuyển sang VND và hiện xu hướng này vẫn tăng lên.

9 tỷ USD= trăm tỷ USD

Theo Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, thì kiều hối chuyển về nước chủ yếu đến từ các thị trường truyền thống: Mỹ, Canada, Úc, châu Âu và một số thị trường có nhiều lao động xuất khẩu của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, con số 9 tỷ USD trong bối cảnh này rõ ràng đã chứng minh ở một góc độ nào đó sự hấp dẫn và ổn định của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

“Với nguồn tiền này sức ép về thiếu hụt cán cân vãng lai cũng như nguồn cung ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại trong nước được giải quyết ”, ông Thành nhận định.

Tuy nhiên, ông Thành cũng cho rằng, nếu như nhìn tận gốc thì không dễ để “tự dưng” có số tiền này gửi về. Để có 9 tỷ USD lợi nhuận sau thuế gửi về cho họ hàng thì nhiều doanh nghiệp trong số 4 triệu kiều bào Việt Nam tại các hơn 90 quốc gia vùng lãnh thổ sẽ phải có doanh thu đạt hơn 100 tỷ trong một năm.

“Lâu nay chúng ta trải thảm để tìm đến vốn vay không hoàn lại (ODA), vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhưng trong vài tỷ họ đầu tư vào thì bị ăn đầu, ăn đuôi, cắt xén…nhưng vẫn được coi là nguồn vốn quan trọng nhất. Trong khi các doanh nghiệp của kiều bào làm ra 9 tỷ USD, thậm chí có thể nhiều hơn nữa trong các năm tới đây, thực chất phải bỏ ra hàng trăm tỷ USD đầu tư, vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mực”, ông Thành bày tỏ./.

Theo BaoMoi

TIN LIÊN QUAN
Cơ hội cho ngành gỗ (6/17/2014 10:33:09 AM)
Xuất khẩu gỗ có thể đạt 10 tỷ vào năm 2020 (6/9/2014 9:43:14 AM)
IGC hạ dự báo sản lượng và tồn kho ngô toàn cầu (4/28/2014 10:07:50 AM)
Nhật Bản tăng mạnh sử dụng ngô trong thức ăn chăn nuôi (4/21/2014 9:59:02 AM)
Sản phẩm gỗ xuất sang EU có thể đạt kim ngạch 1 tỷ USD (4/19/2014 10:07:37 AM)
Nhập khẩu ngô tăng mạnh (3/26/2014 9:02:53 AM)
Hiệp hội thức ăn Hàn quốc mua 60.000 tấn ngô (3/12/2014 10:14:59 AM)
Xuất khẩu gỗ có nhiều lợi thế (3/11/2014 10:23:36 AM)
Không loại trừ việc áp dụng giá trần cho mặt hàng sữa (3/5/2014 9:42:38 AM)
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm tháng đầu năm 2014 giảm (2/24/2014 10:00:06 AM)
THÔNG TIN KHÁC
50 số liệu kinh tế gây kinh ngạc về nước Mỹ (12/19/2011 9:22:36 AM)
Doanh nghiệp thép trong nước đang “chết mòn” (12/19/2011 9:19:17 AM)
Kinh tế, thương mại Việt Nam- Nhật Bản: Phát triển chưa từng có (12/19/2011 9:13:37 AM)
Việt Nam và triển vọng kinh tế 2012 (12/17/2011 10:36:54 AM)
Khó thị trường xa, tính thị trường gần (12/17/2011 10:34:06 AM)
Kiều hối sẽ đạt 9 tỉ USD? (12/17/2011 10:07:47 AM)
25 nền kinh tế có rủi ro đầu tư cao nhất thế giới (12/17/2011 10:07:03 AM)
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Đè nặng mối lo nợ công (12/17/2011 10:05:54 AM)
CPI tháng 12 có thể tăng 0,6% (12/16/2011 8:52:02 AM)
WEF: Hồng Kông trở thành thị trường tài chính phát triển nhất thế giới (12/16/2011 8:51:32 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com