Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm tăng 17,76% so với cùng kỳ năm trước

12/21/2011 9:41:34 AM

Tháng 11/2011, Việt Nam đã chi 122,6 triệu USD để nhập khẩu hàng dược phẩm, tăng nhẹ so với tháng trước đó (tăng 04,08%) và tăng 14,56% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm này, Việt Nam đã nhập khẩu trên 1,3 tỷ USD hàng dược phẩm, tăng 17,76% so với 11 tháng năm 2010.

11 tháng đầu năm nay, nhập khẩu dược phẩm tăng trưởng kim ngạch ở hầu khắp các thị trường. Duy nhất chỉ có 1 thị trường giảm kim ngạch, đó là Thái Lan, giảm 2,88% so với cùng kỳ, tương đương với 36 triệu USD.

Đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là thị trường Pháp với kim ngạch trong tháng là 17,6 triệu USD, giảm 11,99% so với tháng 10 và giảm 7,13% so với tháng 11/2010. Tính chung 11 tháng năm 2011, Việt Nam đã nhập k hẩu 312,9 triệu USD hàng dược phẩm từ thị trường Pháp, chiếm 15,8% tỷ trọng, tăng 17,53% so với 11 tháng năm 2010.

Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 11 là 16,1 triệu USD, giảm 9,26% so với tháng 10, nhưng tăng 3,24% so với tháng 11/2010. Tính chung 11 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 196,3 triệu USD hàng dược phẩm từ Ấn Độ, tăng 30,38% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện trên thị trường giá thuốc được niêm yết giá khác nhau. Khảo sát tại một số hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội cho thấy một số thuốc điều chỉnh giá bán từ 5-10% như: Tanakan (thuốc tuần hoàn não): 95.000 đồng - 103.000 đồng/hộp, Coversyl (trị huyết áp), Gastropugite (hỗ trợ điều trị dạ dày): 85.000 đồng - 100.000 đồng/hộp… Giá các loại thuốc nhỏ mắt Salein, Cravit cũng tăng 10%.

Giải thích về hiện tượng “loạn” giá thuốc, một chủ kinh doanh dược phẩm ở Hà Nội, cho rằng có thể do giá đầu vào ở mỗi cửa hàng mỗi khác nên giá bán lẻ có sự chênh lệch. Hơn nữa, đến nay cũng chưa có quy định nào khống chế mức trần lợi nhuận nên các nhà thuốc có quyền quyết định giá mặt hàng mà họ kinh doanh.

Hiện giá thuốc ở Việt Nam hoàn toàn do các đơn vị sản xuất, kinh doanh tự quyết định và kê khai với cơ quan quản lý. Nhà nước không quy định hay duyệt giá thuốc. Đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán thuốc tại nơi kinh doanh.

Theo các cơ quan chức năng, chỉ khi nào nhà thuốc bán không đúng với giá niêm yết thì cơ quan chức năng mới xử lý được. Còn chênh lệch giá giữa các nhà thuốc nhưng không bán cao hơn so với giá đăng ký thì vẫn không vi phạm.

Để hạn chế tình trạng “loạn” giá thuốc, mới đây, Bộ Y tế cũng đã quy định nhà thuốc bệnh viện phải niêm yết giá bán lẻ của từng loại thuốc, không được bán cao hơn giá niêm yết và giá thuốc cùng loại trên thị trường.

Liên bộ Y tế - Tài chính cũng khống chế mức trần lợi nhuận của thuốc thành phẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc tối đa là 20%. Với quy định này, Bộ Y tế chỉ quản lý được giá thuốc trong bệnh viện, còn ở ngoài thị trường tự do, giá thuốc vẫn “thả” cho các cơ sở kinh doanh tự quyết. 

Nhập khẩu song song (NKSS) được xem là một trong những công cụ hữu hiệu để bình ổn giá và hạ giá thuốc trên thị trường. Vì vậy, khi Bộ Y tế cho phép một số công ty (CT) trong nước NKSS thì những tháng cuối năm 2004, đầu 2005 nhiều loại thuốc ngoại nhập đã không còn tùy tiện tăng giá như những năm trước.

Cách đây hơn bảy tháng, khi Bộ Y tế có quyết định ban hành qui chế cho phép NKSS các loại thuốc đã được đăng ký và phân phối độc quyền trước đây thì tình hình giá một số mặt hàng thuốc trên thị trường đã không còn như con ngựa bất kham muốn lồng lên lúc nào cũng được.

Theo một số CT dược phẩm trong nước, khi đi tìm nguồn thuốc để NKSS từ một số nước châu Âu, họ thấy có sự chênh lệch rất cao giữa giá nhập khẩu và giá thuốc bán ra của các CT đang độc quyền phân phối. Mức chênh lệch khoảng 10-88%. Chính vì vậy khi gần 50 loại thuốc NKSS tung ra thị trường, được phân phối cho các bệnh viện, CT dược, nhà thuốc... thì giá nhiều loại thuốc được phân phối độc quyền đã “rớt” một cách đáng kể.

Một số dược sĩ cho biết nếu không có sự tác động điều tiết của NKSS và với biến động dữ dội giữa tỉ giá đồng USD và euro thì giá của nhiều mặt hàng tân dược những tháng gần đây đã được nâng lên ít ra là 30% - như đã từng xảy ra vào năm 2003 - khi các tập đoàn đa quốc gia đồng loạt nâng giá liên tục nhiều lần trong năm. Ngoài ra, các CT trong nước cũng phát hiện một điều là dù có sự hiện diện của các mặt hàng NKSS, nhưng doanh số nhập khẩu truyền thống của các mặt hàng này từ các tập đoàn đa quốc gia vào VN vẫn không hề giảm sút. Điều này cho thấy thị trường thuốc và nhu cầu thật sự của các loại thuốc này rất lớn.

Việc NKSS còn vấp phải nhiều cản trở khác từ cơ quan chức năng như việc cấp giấy phép, đồng thời thiếu vắng sự hậu thuẫn của các cơ quan chức năng nhằm khuyến khích các bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc kê đơn và người bệnh sử dụng thuốc NKSS có giá rẻ hơn. Đến nay, mới chỉ có vài ba CT được cấp phép NKSS với số lượng và chủng loại dược phẩm bị hạn chế. Còn đầu ra cũng vấp phải vấn đề kiểm nghiệm rất mất nhiều thời gian, gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà NKSS.

Theo các CT, trước tình thế này NKSS đòi hỏi cần phải có chính sách cởi mở, nhất quán và bền vững để duy trì và khuyến khích NKSS nhằm tạo ra sự cạnh tranh thật sự giữa các CT phân phối trong nước và nước ngoài. Cụ thể, ở đầu vào, cơ quan chức năng cần phải hoàn chỉnh các qui định về NKSS, làm thông thoáng hơn tiến trình cấp phép và qui định thời gian cấp phép phải ngắn. Mở rộng thêm chủng loại được phép NKSS và không hạn chế số lượng, khống chế tỉ lệ phần trăm giá các sản phẩm NKSS phải có giá thấp hơn nhiều so với thuốc của các tập đoàn đa quốc gia phân phối. Khuyến khích và mở rộng cấp phép NKSS để cho nhiều CT xuất nhập khẩu tham gia, kể cả các CT TNHH. Tạo điều kiện, kêu gọi nhiều nhà kinh doanh từ nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu song song và tạo điều kiện cho họ đăng ký CT với Bộ Y tế sau một thời gian buôn bán với các đối tác VN.

Với đầu ra, cần có chính sách rõ ràng trong tuyên truyền cổ động và có biện pháp khuyến khích các bệnh viện, phòng mạch, nhà thuốc và quần chúng mua các dược phẩm NKSS có giá rẻ hơn. Tiến đến không cần phải qua khâu kiểm nghiệm, trừ phi có nghi vấn.

Thị trường nhập khẩu dược phẩm tháng 11, 11 tháng năm 2011

ĐVT: USD

Thị trường

KNNK T11/2011

KNNK 11T/2011

KNNK 11T/2010

% tăng giảm KN so T10/2011

% tăng giảm KN so T11/2010

% tăng giảm KN so cùng kỳ

Tổng KN

122.665.649

1.339.438.993

1.137.388.612

4,08

14,56

17,76

Pháp

17.631.960

212.915.546

181.157.708

-11,99

-7,13

17,53

An Độ

16.151.278

196.301.932

150.564.593

-9,26

3,24

30,38

Hàn Quốc

16.497.903

148.159.749

132.195.276

27,06

78,02

12,08

Đức

8.963.127

104.482.189

91.049.147

-14,37

4,24

14,75

Italia

6.516.310

61.071.971

53.385.307

-14,80

26,46

14,40

Thuỵ Sỹ

6.568.349

51.950.399

41.877.371

53,45

86,58

24,05

Hoa Kỳ

2.340.018

50.953.554

43.906.354

-45,78

-68,77

16,05

Anh

5.919.073

49.780.398

44.113.730

54,94

52,33

12,85

Bỉ

3.329.983

42.175.028

37.140.423

18,06

117,55

13,56

Thái Lan

2.645.179

36.065.382

37.135.955

22,18

-3,47

-2,88

Oxtrâylia

2.913.653

32.074.548

25.627.809

104,50

75,48

25,16

Trung Quốc

2.748.169

28.362.394

26.746.934

10,84

-5,93

6,04

Áo

999.782

23.918.064

21.017.357

-31,19

-42,97

13,80

Thuỵ Điển

3.348.351

23.130.144

21.045.676

128,15

46,96

9,90

Đài Loan

1.644.623

21.970.811

18.257.979

-1,77

-2,62

20,34

Tây Ban Nha

1.921.991

17.667.358

14.372.189

10,28

44,02

22,93

Nhật Bản

1.524.777

17.485.458

14.444.913

-8,50

-18,30

21,05

Hà Lan

1.432.528

16.686.223

15.142.446

473,32

8,16

10,20

Achentina

112.625

16.590.034

13.495.958

-94,04

-93,44

22,93

Indonesia

1.479.970

14.969.967

10.597.439

-6,10

1,48

41,26

Ba Lan

1.424.728

13.120.739

11.284.927

50,19

46,20

16,27

Xingapo

1.420.426

11.630.351

7.700.474

-0,35

*

51,03

Đan Mạch

306.271

6.293.791

4.501.312

-40,08

-65,35

39,82

Malaixia

191.349

6.260.518

6.132.192

-24,11

16,07

2,09

Philippin

335.960

5.842.593

5.522.698

-35,80

-47,11

5,79

Canada

297.230

5.355.869

4.789.061

-12,34

-35,28

11,84

Nga

295.113

3.668.782

3.473.916

-30,34

-44,83

5,61

 

 Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Vận tải biển thắng thế so với hàng không trong vận chuyển dược phẩm (9/30/2013 9:07:43 AM)
Nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu vẫn tiếp tục gia tăng (8/15/2013 9:36:24 AM)
Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm tăng trong 5 tháng đầu năm 2013 (6/21/2013 10:43:32 AM)
Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm quý I/2013 tăng so với cùng kỳ (5/2/2013 9:40:39 AM)
Doanh nghiệp dược phẩm thua ngay trên sân nhà (2/16/2012 9:15:57 AM)
Xuất khẩu, dược phẩm lãi lớn (5/13/2011 9:42:22 AM)
Nhiều loại thuốc nội tăng giá 30-90% (3/3/2011 9:16:49 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2011 tăng 6,8% (12/21/2011 9:40:36 AM)
Thuỷ sản xuất khẩu sang các thị trường 11 tháng đầu năm đạt 5,53 tỷ USD (12/21/2011 9:39:41 AM)
2 nhóm hàng nhập khẩu từ Lào được miễn thuế suất 0% từ năm 2012 (12/21/2011 9:38:13 AM)
Năm tới, thay đổi 1.000 dòng thuế nhập khẩu (12/20/2011 8:59:39 AM)
Giá hạt điều có thể giảm do mức cầu đi xuống (12/20/2011 8:57:17 AM)
Xuất khẩu thủy sản: Chỉ mong thu được nợ (12/20/2011 8:56:05 AM)
Nhập khẩu ô tô giảm 3 tháng liên tiếp (12/20/2011 8:54:51 AM)
Khó đầu ra, giá nông thủy sản đồng loạt lao dốc (12/19/2011 9:17:37 AM)
Xuất khẩu cà phê: Lành ít dữ nhiều (12/19/2011 9:16:56 AM)
Khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh: Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 3,7 tỷ USD (12/19/2011 9:11:49 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com