Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Năm mới nói chuyện cũ: Khó giảm lãi suất

1/3/2012 9:44:52 AM

Quá giang xe lãnh đạo ngân hàng tại một tỉnh miền Tây, được nghe: “Lại nghe chuyện lãi suất vượt trần 18 - 19% rồi, vậy thì sao giảm lãi suất cho vay nổi…”.

Đó là một chi tiết nhỏ phóng viên VnEconomy nhận được trong chuyến công tác khu vực phía Nam tuần qua. Tiếp xúc với nhiều người trong cuộc khác, vượt trần lãi suất cũng là lo ngại được đề cập đến những ngày gần đây.

Trong câu chuyện bên lề, giám đốc chi nhánh một ngân hàng nọ tại Long An nhìn nhận rằng, nếu chuyện vượt trần lãi suất huy động 18 - 19%/năm lại xẩy ra thì giảm lãi suất cho vay hiện nay chỉ là danh nghĩa, hoặc trong một phạm vi hẹp mà thôi.

Tại một số ngân hàng nhỏ ở Tp.HCM, một thông tin khác VnEconomy nhận được là: một số cá nhân mua kỳ phiếu ghi danh, số tiền khá lớn và đã quá hạn mấy ngày mà ngân hàng vẫn chưa chi trả nổi. Có lẽ tại những nhà băng này, cho vay ra đã là khó huống hồ giảm được lãi suất…

Một quãng đường ngắn đi nhờ xe, nhưng cũng đủ để vị lãnh đạo ngân hàng trên đưa ra những bức xúc và lo ngại. Theo ông, điều mong mỏi và bức xúc nhất của mình hiện nay là xử lý được những bất cập trên thị trường liên ngân hàng.

“Thời gian gần đây và hiện nay, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng rất khó khăn. Phải có tài sản đảm bảo, thế chấp mới vay mượn được, điều mà trước nay không có. Để có tài sản đảm bảo, có những ngân hàng bằng mọi cách huy động được vàng và điều này là có nhiều rủi ro, nhất là khi phải rút được tài sản đó về trả cho người gửi. Mong muốn lớn nhất hiện nay là làm sao trả lại được môi trường và vai trò của thị trường liên ngân hàng như trước đây”, ông nói.

Cũng chính vì cơ chế phải đảm bảo, thế chấp đó khiến thị trường có một “nghịch cảnh” khác. Vị lãnh đạo trên cho biết, thời gian qua nhiều ngân hàng lớn thuận lợi trong huy động, phía sau hiệu ứng tái cấu trúc hệ thống, nhưng lại khó cho vay ra do giới hạn tín dụng, do thị trường liên ngân hàng “kẹt” với cơ chế phải bảo đảm đó.

“Huy động nhiều mà khó cho vay ra thì ngân hàng phải lo cho bài toán chi phí. Chi phí đó là rất lớn và cũng là một vấn đề”, ông nói thêm.

Thực tế trên cũng giải thích vì sao gần đây một số ngân hàng lớn tăng cường rót vốn vào trái phiếu, hoặc có chính sách giảm lãi suất cho vay khá ấn tượng. Nhưng lãi suất ưu đãi đó là khó mở rộng.

Khó giảm và khó mở rộng cũng là thực tế của lãi suất cho vay sau chủ trương của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 7/9/2011 cho đến lúc này.

Bấy lâu nay, thông điệp từ Ngân hàng Nhà nước hay trong sự chờ đợi của công chúng là ở tín hiệu lạm phát; lạm phát giảm dần thì có cơ sở để giảm lãi suất… Thế nhưng, trao đổi với VnEconomy trong chuyến công tác nói trên, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại lại cho rằng nên nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh khác nữa, cụ thể hơn và có lẽ là đơn giản hơn.

Vị lãnh đạo này cho rằng lạm phát chỉ là một hình ảnh, một cơ sở của lãi suất, trong khi để giảm được lãi suất thời gian qua, hiện nay và thời gian tới quan trọng nhất vẫn là quan hệ cung - cầu, theo quy luật cung - cầu.

Năm 2011, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán chỉ có 10%, tăng trưởng tín dụng ước tính cũng chỉ đạt 12%. Tốc độ tăng cung đã ít hơn rất nhiều so với những năm trước, trong khi cầu vẫn còn lớn khiến lãi suất khó giảm. Hiện vẫn có tới hơn 80% nhu cầu vốn của nền kinh tế đang dựa vào hệ thống các ngân hàng thương mại.

Về con số tuyệt đối, lượng vốn cho vay nói chung có thể được tăng thêm, nhưng giá vốn đầu vào cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng đã tăng cao hơn nhiều theo lạm phát…

Ở mỗi ngân hàng, đầu năm 2011, khi chưa có Chỉ thị số 01 của Ngân hàng Nhà nước và việc thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ, rất nhiều thành viên đã dự tính kế hoạch tăng trưởng tín dụng cỡ 50%, 60%, thậm chí cao hơn nữa. Nhưng giới hạn chung ấn định dưới 20%. Và như đề cập trong những bài viết vừa qua, lượng bị giới hạn thấp thì “chất” là lãi suất vẫn phải cao để bù lại cho bài toán lợi nhuận. Theo đó, giảm lãi suất càng khó mở rộng.

Bước sang năm 2012, kỳ vọng giảm lãi suất vẫn còn đó, cái khó vẫn còn đó. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp, lần lượt từ 15 - 17% và 14 - 16%. Cung tiếp tục hạn chế ở mức thấp, cầu dự báo vẫn tiếp tục ở mức cao, và bài toán giảm lãi suất không chỉ phụ thuộc ở lạm phát.

Tại phiên họp Chính phủ mở rộng cuối tháng 12 vừa qua, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra tính toán rằng: 10 năm qua tăng trưởng tín dụng bình quân mỗi năm là 29,4%, những năm gần đây bình quân là 33%, khi khống chế xuống dưới 20% “thì rõ ràng” ít nhất 10% doanh nghiệp không tiếp cận được vốn ngân hàng.

Cách tính hay cách nói đó là một tham khảo. Nếu theo cách tính đó, năm 2012 đồng nghĩa với khả năng gia tăng thêm lượng doanh nghiệp không tiếp cận được. Trong khi đó, các kênh huy động khác mà nổi bật là chứng khoán vẫn chưa cho thấy tia sáng hy vọng.

Theo đó, phía sau cung tín dụng và cung tiền giới hạn ở mức thấp, cầu vẫn cao và lãi suất khó giảm, thì một thực tế khác cũng đang đặt ra: ngân hàng sẽ chọn lọc hơn nữa chất lượng các nhu cầu vay vốn, đồng nghĩa với yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa để tăng khả năng tiếp cận vốn.

 Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN
Không loại trừ việc áp dụng giá trần cho mặt hàng sữa (3/5/2014 9:42:38 AM)
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm tháng đầu năm 2014 giảm (2/24/2014 10:00:06 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Xuất khẩu gạch ốp lát và sứ vệ sinh tăng mạnh (1/4/2014 9:41:15 AM)
Nhập khẩu sữa tăng 25,24% so với cùng kỳ năm trước (11/21/2013 9:49:38 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Xuất khẩu của New Zealand lao đao vì bê bối sữa (8/13/2013 9:55:09 AM)
Xuất khẩu sữa New Zealand hồi phục bởi giá tăng (6/12/2013 10:07:40 AM)
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm quý I/2013 giảm so với cùng kỳ (5/3/2013 10:40:12 AM)
Vẫn chưa thể hạ lãi suất (1/12/2012 9:34:44 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Bánh kẹo nội lép vế hàng nhập khẩu trong siêu thị (1/3/2012 9:43:30 AM)
Năm 2012: Tỷ giá là một ẩn số (1/3/2012 9:42:46 AM)
5 xu hướng kinh tế cần chú ý trong năm 2012 (12/31/2011 9:58:19 AM)
Doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa, mở rộng xuất khẩu (12/31/2011 9:56:42 AM)
Eurozone sẽ bước sang năm 2012 với khó khăn lớn (12/31/2011 9:47:13 AM)
Kinh tế Bra-xin - ngôi sao đang lên ở tây bán cầu (12/31/2011 9:45:54 AM)
Siêu thị điện máy chạy đua mở rộng mạng lưới (12/31/2011 9:44:08 AM)
Bức tranh kinh tế thế giới 2012 (12/30/2011 9:25:54 AM)
Hoạt động ngân hàng 2011: VND đã đi đâu? (12/30/2011 9:25:06 AM)
Trung Quốc giữ vững ngôi vị thị trường IPO số 1 thế giới (12/30/2011 9:24:20 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com