Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Vẫn chưa thể hạ lãi suất

1/12/2012 9:34:44 AM

Chiều 11-1, trao đổi với báo giới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh việc hạ trần lãi suất từ nay đến hết tháng 6 là điều không tưởng.

Nhiệm vụ chính trong điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2012 là việc xử lý thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.

Tập trung xử lý thanh khoản

Lạm phát đã có chiều hướng giảm trong sáu tháng qua cũng là nền tảng tính đến giảm lãi suất. Thế nhưng theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, lạm phát là cơ sở để xem xét giảm lãi suất, nhưng điều hành lãi suất không phải theo lạm phát mà điều hành thanh khoản, tức là cơ cấu lại nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.

Ông Bình cũng thẳng thắn cho rằng trong năm nay, vấn đề đặt ra là thanh khoản, từ thanh khoản lại đặt ra vấn đề lãi suất. Nếu như thanh khoản tốt, tiền lại nhiều như trước đây thì làm gì có chuyện thiếu thanh khoản và lãi suất lại xuống ầm ầm... Tất cả kịch bản diễn ra trong hệ thống ngân hàng hôm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã lường đoán từ tháng 6-2011.

Đến giai đoạn này, một số ngân hàng thiếu thanh khoản. Đây là vấn đề lớn của nền kinh tế VN. Vì sao lại như vậy? Ông Bình lý giải: “Trong một thời gian rất dài, chúng ta huy động vốn toàn là ngắn hạn mà lại cho vay trung và dài hạn. Có ai đi gửi tiền 1 năm hay 5 năm không? Nói thật, kể cả tôi, nếu có đi gửi thì cũng là 1 tháng, cùng lắm thì lên tới 3 tháng”.

Theo quy định của NHNN, ngân hàng thương mại được sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn với tỉ lệ như năm 2010 là 40%. Song theo ông Bình, việc tuân thủ tỉ lệ đó là rất yếu, cá biệt có ngân hàng thương mại đến 100%. Tuy nhiên, NHNN chưa xử lý gì chuyện này. Làm cho một mặt dư nợ tăng lên, tỉ trọng cho vay trung và dài hạn có thể cao hơn, do vậy rất rủi ro về thanh khoản. Đến nay chúng ta thắt chặt tiền tệ thì chuyện thiếu thanh khoản xảy ra là điều tất yếu.

Có ý kiến cho rằng NHNN nên bơm tiền ra. Tuy nhiên theo ông Bình, nếu không thay đổi tập quán mà trước giờ vẫn làm thì bơm bao nhiêu cho đủ. Rồi tích tụ vốn và lại lâm vào tình trạng như hiện nay. Muốn vậy phải thay đổi tập quán hiện nay. Tỉ lệ nào để cho vay trung và dài hạn, tỉ lệ nào là vốn lưu động phải phù hợp. Muốn vậy phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Do vậy, nhiệm vụ năm 2012 của ngành ngân hàng chủ yếu là tập trung tái cấu trúc ngay những tổ chức tín dụng yếu kém. Khi đó, NHNN mới bơm vốn ra sẽ duy trì được tăng trưởng kinh tế. Tiền đưa ra không phải để lấp vào chỗ làm ăn không đúng trước đây.

Chưa thể hạ lãi suất

Còn về vấn đề hạ lãi suất, ông Bình cho rằng không thể nói là làm ngay được. Khó nhất trong điều hành của NHNN trong năm nay là hạ lãi suất. Nếu bình thường, tiền nhiều, nhu cầu về tiền bớt đi thì mới có điều kiện hạ lãi suất. Thế nhưng ai cũng thiếu thanh khoản, ai cũng cần vốn thì làm sao hạ lãi suất được.

Do thanh khoản vẫn còn là vấn đề nên quy định trần lãi suất nhất định để đảm bảo hệ thống ngân hàng huy động mức lãi suất nhất định để có thể cho vay ra nền kinh tế vẫn chấp nhận được. Lãi suất thấp thì người dân không gửi, trong khi đó cầu về tiền thì lại luôn luôn cao. Như thế làm cho thị trường vốn không phát triển được.

Mục tiêu tái cấu trúc là làm thị trường tiền tệ trở về với đúng nghĩa của nó. Nếu làm được thì nhất định không có trần lãi suất, không có chuyện thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Thực tiễn từ nay đến hết tháng 6, việc bỏ trần lãi suất là điều không tưởng. Thế nhưng mức biến động của nó như thế nào thì cũng nên đặt ra.

Dưới góc độ điều hành chính sách tiền tệ, người đứng đầu NHNN cảm nhận năm nay bà con không tưng bừng phấn khởi, doanh nghiệp không thưởng tết hoành tráng như một số năm trước mà thiết thực hơn.

“Sau tết sẽ tổ chức quyết liệt hơn vấn đề thanh khoản hay là tạo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chứ không đi vào chi tiêu. Diễn biến chỉ số giá như thế nào, nếu thấp thì mới hạ trần lãi suất” - thống đốc khẳng định.

Theo TTO

TIN LIÊN QUAN
Không loại trừ việc áp dụng giá trần cho mặt hàng sữa (3/5/2014 9:42:38 AM)
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm tháng đầu năm 2014 giảm (2/24/2014 10:00:06 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Xuất khẩu gạch ốp lát và sứ vệ sinh tăng mạnh (1/4/2014 9:41:15 AM)
Nhập khẩu sữa tăng 25,24% so với cùng kỳ năm trước (11/21/2013 9:49:38 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Xuất khẩu của New Zealand lao đao vì bê bối sữa (8/13/2013 9:55:09 AM)
Xuất khẩu sữa New Zealand hồi phục bởi giá tăng (6/12/2013 10:07:40 AM)
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm quý I/2013 giảm so với cùng kỳ (5/3/2013 10:40:12 AM)
Năm mới nói chuyện cũ: Khó giảm lãi suất (1/3/2012 9:44:52 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Ngân hàng khan tiền đồng dịp cuối năm (1/12/2012 9:34:05 AM)
Thị trường nội địa hướng tới mục tiêu 100 tỷ USD (1/12/2012 9:33:32 AM)
Hợp tác với doanh nghiệp Nhật: Lựa chọn tốt cho doanh nghiệp Việt Nam (1/11/2012 9:59:29 AM)
Trung Quốc, “cọc bám” hay “cá gỗ”? (1/11/2012 9:36:52 AM)
FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2012 dự kiến 15 tỷ USD (1/11/2012 9:36:09 AM)
Thời kỳ “vàng” của các thị trường mới nổi chấm dứt (1/11/2012 9:35:12 AM)
IMF cảnh báo nguy cơ bất bình đẳng đe dọa châu Á (1/11/2012 9:34:32 AM)
'Dốc tiền' vào đâu năm 2012? (1/11/2012 9:33:58 AM)
Lãi suất “đi mắc núi, ở lại mắc sông” (1/10/2012 9:08:34 AM)
Nghịch lý của xúc tiến thương mại Việt Nam (1/10/2012 9:07:15 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com