Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tăng giá trị trong chuỗi dệt may thế giới

1/16/2012 9:08:55 AM

Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang có kế hoạch tăng giá trị thiết kế trong các sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam lên 20%

Đa dạng hóa và nâng cấp sản phẩm dệt may, đầu tư khâu thiết kế để xuất khẩu sản phẩm dạng OBM (gắn thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam) là mục tiêu hướng đến trong năm nay của ngành dệt may Việt Nam.

Ưu tiên đầu tư các chuyền may xuất khẩu

Ưu tiên trước hết trong phát triển của ngành dệt may giai đoạn này là tập trung phát triển và tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, các doanh nghiệp trong năm 2012 cần tích cực thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm theo mẫu thiết kế của nước ngoài và khách hàng do nước ngoài chỉ định (FOB), hướng tới mục tiêu bán sản phẩm bao gồm cả thiết kế (ODM) khoảng 20% vào năm 2020; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho ngành may trong các hoạt động thiết kế thời trang, hỗ trợ nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất kinh doanh. Trong hướng này, Vinatex đang gấp rút triển khai đầu tư 300 chuyền may tại khu vực phía Nam.

Thực tế khó khăn vừa qua do nguyên liệu trong nước chưa chủ động được, giá nguyên liệu thế giới tăng giảm thất thường, một số doanh nghiệp gia công thuần túy lại ít gặp rủi ro nhất, do vậy Hiệp hội Dệt may Việt Nam chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp phát huy cả 3 hình thức là may gia công (CMT), FOB; bán các bộ sưu tập, các sản phẩm hàng hóa do mình thiết kế, chủ động chào giá mang lại giá trị cao nhất (ODM).

Về tổng thể, nếu chỉ may gia công thì tỉ suất lợi nhuận thấp nhất, chỉ chiếm khoảng 10%-15% giá thành. Do vậy, hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp nên tập trung nâng cấp để chuyển dần sang làm hàng FOB và thậm chí nhanh chóng chuyển sang làm hàng ODM.

Đầu tư xuất khẩu sản phẩm Việt

Một mục tiêu đang được lãnh đạo ngành dệt may thúc đẩy và tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư là từng bước xuất khẩu được các sản phẩm dạng OBM nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Mắt xích này đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị gia tăng của ngành dệt may trên toàn thế giới mà phải có nhiều nội lực mới đột phá được.

Các nghiên cứu cho thấy trong chuỗi dệt may toàn cầu, chính các nhà buôn (trader) và các nhà cung cấp là các trung gian đóng vai trò then chốt và nắm giữ phần lớn giá trị mặc dù họ không hề sở hữu nhà máy nào. Ông Vũ Đức Giang cho biết sẽ đầu tư hai trung tâm thiết kế và kinh doanh thời trang ở Hà Nội và TPHCM nhằm đưa điều này sớm đi vào hiện thực.

Hiện nay, giá trị thiết kế trong các sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 5%. Vinatex đang có kế hoạch tăng lên 20%, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trung tâm thời trang trong khu vực.

Năm 2011, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm đến 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2012, ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 15 tỉ USD, tăng từ 10% - 12% so với năm 2011. Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn được kỳ vọng là các thị trường chính, chiếm 80% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu.

Ưu tiên phát triển nguyên, phụ liệu

Năm qua, nhập khẩu bông và vải vẫn chiếm tỉ trọng cao với 1,1 tỉ USD cho bông và 6,6 tỉ USD cho vải các loại, chiếm 70% kim ngạch nhập khẩu. Chỉ riêng lãi vay lưu động, trong năm 2011, Vinatex đã phải tăng 800 tỉ đồng so với năm 2010 do lãi suất tăng. Do vậy, đầu tư phát triển nguyên, phụ liệu là một ưu tiên hàng đầu.

Ông Trần Quang Nghị, Tổng Giám đốc Vinatex, cho biết Vinatex đang triển khai nhiều giải pháp phân bổ hợp lý nguồn lực đầu tư để hình thành các cụm sản xuất bông trên quy mô công nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Nhiều cụm công nghiệp các nhà máy dệt, nhuộm và hoàn tất cũng được xác định để bảo đảm cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, giải quyết lao động tại chỗ nhằm giảm chi phí và hướng tới phát triển bền vững.

Theo NLD

TIN LIÊN QUAN
Dệt may Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế (6/17/2014 10:34:59 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Xuất khẩu dệt may đạt hơn 7,4 tỉ USD (6/5/2014 9:51:24 AM)
Cả nước đạt gần 6 tỷ USD từ xuất khẩu dệt may (5/28/2014 9:25:12 AM)
Xuất khẩu dệt may, da giày – Nhiều tín hiệu khả quan (5/19/2014 8:48:55 AM)
Tháng Tư đánh dấu tín hiệu khả quan từ dệt may và da giày (5/12/2014 10:08:13 AM)
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng ấn tượng (4/16/2014 9:31:32 AM)
Nhập khẩu xơ sợi dệt 2 tháng đầu năm trị giá trên 220 triệu USD (4/3/2014 9:43:58 AM)
Dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng trưởng thuận lợi (3/11/2014 10:24:05 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói tháng đầu năm giảm 2,47% kim ngạch (3/1/2014 9:21:25 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Buôn quà Tết Việt sang Tây (1/16/2012 9:08:15 AM)
Chuyện con tôm: Áp lực từ một thông tư (1/16/2012 9:07:00 AM)
Đồ gỗ nhắm vào thị trường Trung Quốc (1/16/2012 9:06:29 AM)
Lượng đường tồn kho trong nước khoảng 90.000 tấn (1/16/2012 9:04:08 AM)
Chè Việt bị ép giá vì không có thương hiệu (1/14/2012 9:00:04 AM)
Hàng loạt mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế (1/14/2012 8:59:02 AM)
Giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2012 (1/14/2012 8:57:52 AM)
Chính phủ dừng hoàn toàn việc xuất khẩu quặng sắt (1/14/2012 8:56:53 AM)
Đặt mục tiêu xuất khẩu 108,5 tỷ USD trong 2012 (1/13/2012 9:21:21 AM)
Thị trường cung cấp máy móc, thiết bị phụ tùng cho Việt Nam 11 tháng đầu năm 2011 (1/13/2012 9:19:50 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com