Hoạt động sản xuất giảm mạnh tại
hai khu vực Châu Âu và Châu Á trong tháng 11/2011 khiến bức tranh kinh tế toàn cầu
hết sức ảm đạm bất chấp sự chuyển biến trong nền kinh tế Mỹ, theo kết quả điều
tra hôm thứ 5 (1/12).
Liên Hợp Quốc giảm mạnh mức dự báo
tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2012, bên cạnh đó, Quỹ tiền tệ quốc tê (IMF)
cũng thông báo sẽ cắt giảm các dự đoán trong tháng 1/2012.
Người đứng đầu IMF, bà Christine
Lagarde, cho biết tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt một số lĩnh vực nhất
định sẽ giảm thấp hơn mức dự đoán ban đầu của tổ chức này.
Chỉ số Sản xuất Toàn cầu (PMI) của
ngân hàng JP Morgan giảm xuống mức 49,6 trong tháng 11/2011 so với 49,9 trong
tháng 10/2011. Hoạt động sản xuất khu vực Eurozone sụt giảm với tốc độ nhanh
nhất sau 2 năm làm gia tăng quan điểm cho rằng khu vực này đang rơi vào suy
thoái .
Bức tranh kinh tế Mỹ hoàn toàn khác
Hoạt động sản xuất tại Mỹ phục hồi
trở lại trong tháng 11/2011 do số lượng đơn hàng và xuất khẩu tăng mạnh. Dữ
liệu từ ngành bán lẻ và sản xuất công nghiệp cho thấy kinh tế Mỹ khởi sắc trong
quý 4/2011.
“Rủi ro kinh tế Mỹ xuất phát từ các
yếu tố bên ngoài. Suy thoái Eurozone, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại
là những dấu hiệu không mấy lạc quan cho xuất khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, nếu khủng
hoảng tài chính khu vực đồng Euro có thể khắc phục, các yếu tố nội địa sẽ là
động lực chính thúc đẩy tăng trưởng,” kinh tế gia cao cấp của HIS Global
Insight, Nigel Gault, cho biết.
Liên hợp quốc đã hạ mức dự báo tăng
trưởng toàn cầu năm 2012 xuống mức 2,6% so với 3,6 % hồi tháng 6/2011. Tổ chức
này dự đoán sự tăng trưởng tại các nền kinh tế đang phát triển sẽ là động lực
chính duy trì tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2012, đồng thời cũng cảnh báo về
khả năng cuộc suy thoái kép.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) chính
thức của Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc giảm
mạnh trong tháng 11/2011 trong khi tăng trưởng sản xuất tại Ấn Độ dường như
chững lại.
Cả Trung Quốc và Brazil đều nới
lỏng chính sách tiền tệ hôm thứ 4(30/11). Điều này xảy ra trong bối cảnh các
Ngân hàng Trung ương lớn nhất trên thế giới phối hợp hành động hạ thấp lãi suất
hoán đổi USD để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tín dụng khác xảy ra.
Các nhà lập chính sách ngày càng
trở nên lo lắng
Phó bộ trưởng tài chính Trung Quốc,
người điều phối cấp cao trong các cuộc hội đàm của nhóm các nước phát triển và
mới nổi (G20), Zhu Guangyao, phát biểu :
“Cuộc khủng hoảng hiện tại còn
nghiêm trọng và thách thức hơn cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế khi ngân hàng
Lehman Brother sụp đổ. Trong tình hình đó, các nước trên thế giới cần hỗ trợ,
hợp tác để cùng nhau giải quyết khó khăn.”
Sau khi ngân hàng Lehman sụp đổ,
các nước G20 đã cam kết hỗ trợ hàng nghìn tỷ đô-la để thúc đẩy tăng trưởng và
cứu trợ các ngân hàng, đồng thời các Ngân hàng Trung ương hạ thấp lãi suất
xuống mức kỉ lục.
Lãi suất xấp xỉ 0% tại Mỹ, Nhật Bản
và Anh. Các định chế tài chính công trở nên suy yếu trên khắp thế giới khiến
khả năng giải quyết khủng hoảng Châu Âu rất mong manh.
Các thị trường mới nổi Trung Quốc,
Brazil và Ấn Độ dẫn đầu sự phục hồi trong năm 2009, hiện tại vẫn đang tăng
trưởng nhanh hơn hầu hết các nước phát triển. Tuy nhiên các nước này khó mà
miễn nhiễm trước tác động từ sự suy giảm kinh tế tại Châu Âu.
Chỉ số PMI của Trung Quốc giảm thấp
hơn mức dự đoán sau khi Bắc Kinh hạ thấp yêu cầu dự trữ bắt buộc của các ngân
hàng thêm 50 điểm cơ bản để cố gắng làm dịu căng thẳng tín dụng.
Chỉ cách đây vài tháng, lạm phát là
mối quan tâm hàng đầu cho hầu hết các nền kinh tế Châu Á. Tuy nhiên, khủng
hoảng Châu Âu tăng cường sẽ khiến triển vọng tăng trưởng Châu Á suy giảm do
Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của nhiều nước Châu Á.
Hoạt động sản xuất tại các nhà máy
Hàn Quốc giảm mạnh trong tháng 11/2011, tháng giảm thứ 4 liên tiếp. Trong khi
đó, tăng trưởng xuất khẩu cũng giảm mạnh tại Indonesia vào tháng 10/2011.
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu vẫn
gia tăng tại Ấn Độ mặc dù chỉ số PMI giảm vào tháng 11/2011 do cầu nội địa suy
yếu.
Theo Vinanet