Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Đón cơ hội tăng xuất khẩu vào Nhật

10/5/2012 10:32:58 AM

Trước những thay đổi mới từ thị trường Trung Quốc, các nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản đã và đang dịch chuyển sản xuất dệt may ra khỏi Trung Quốc. Và Việt Nam tiếp tục có nhiều cơ hội để đón nhận đơn hàng, gia tăng thị phần…

 

Dệt may tăng trưởng ổn định

 

Trước cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, sức mua tại hầu hết các thị trường lớn trên thế giới đều giảm mạnh. Theo đó, tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (VN) trong năm 2012 cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tại thị trường EU. Trong 3 thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản thì thị trường EU có sự giảm sút mạnh nhất. Tại thị trường Nhật, dù thị phần xuất khẩu còn thấp nhưng tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào đây vẫn ổn định.

 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện dệt may là mặt hàng đứng thứ hai sau dầu thô xuất khẩu vào Nhật Bản. Trong khoảng 9,7 tỷ USD hàng hóa VN xuất khẩu vào Nhật Bản trong 9 tháng năm 2012, hàng dệt may đạt kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, với tăng trưởng này, xuất khẩu dệt may vào Nhật trong năm 2012 của Việt Nam sẽ vượt 2 tỷ USD. Hiện Nhật Bản chiếm hơn 13% thị phần xuất khẩu dệt may VN.

 

Và mục tiêu gia tăng thị phần ở thị trường này sẽ đạt được trong thời gian tới khi mà Việt Nam - Nhật Bản đã có ký nhiều hiệp định thuế quan ưu đãi. Cùng với đó, trước một làn sóng mới, dịch chuyển sản xuất dệt may từ Trung Quốc, VN sẽ là nước đón cơ hội gia tăng xuất khẩu vào Nhật.

Theo đánh giá của các nhà nhập khẩu Nhật Bản, thời gian tới sẽ không còn khái niệm “Trung Quốc + 1” (90% sản xuất tại Trung Quốc, 10% còn lại sản xuất ở các nước), khả năng dịch chuyển sản xuất dệt may khỏi Trung Quốc sang VN sẽ tăng lên 20%-30% về thị phần. Khi đó, xuất khẩu hàng dệt may của VN vào Nhật sẽ vượt qua cả thị trường EU hiện đang chiếm khoảng 16% thị phần của dệt may VN.

 

Tận dụng tốt hơn ưu đãi thuế quan

 

Theo ký kết của Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản, các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, sắt thép, linh kiện điện tử của VN sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Nhờ vậy, hàng dệt may VN xuất khẩu vào Nhật sẽ được hưởng ngay thuế suất 0% nếu đáp ứng được yêu cầu xuất xứ. Đây cũng chính là một sức hấp dẫn để nhà nhập khẩu quyết định chuyển sản xuất, tăng cường đơn hàng nhập khẩu từ VN.

 

Ông Nguyễn Ân, Tổng Giám đốc Công ty CP SX-TM May Sài Gòn (Garmex) cho biết, lâu nay Garmex chủ yếu xuất khẩu hàng đi Mỹ, EU. Để đón đầu cơ hội này, DN chủ động điều chỉnh tăng thị phần xuất khẩu đi Nhật từ 10% hiện nay lên 20% trong năm 2013. Bên cạnh đó, DN cũng phải đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị dò kim để đảm bảo yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật.

 

Cơ hội đã thấy rõ, tuy nhiên, với yêu cầu xuất xứ phải sử dụng nguyên liệu vải sản xuất tại VN, Nhật hoặc từ các nước ASEAN đã phần nào kìm bớt sự tăng trưởng này. Hiện tại, để tận hưởng thuế suất ưu đãi này, DN chủ yếu sử dụng nguồn cung trong nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may trong nước còn hạn chế.

 

Ông Ân cho rằng, nếu không có đầu tư cho công đoạn dệt nhuộm thì chắc chắn sẽ không có vải sản xuất, để hưởng được các ưu đãi từ các hiệp định tự do thương mại (FTA) hay cơ hội lớn cho dệt may VN trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đàm phán. Việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho dệt nhuộm cần phải có đầu tư của các cơ quan nhà nước, bởi số tiền đầu tư khá lớn, DN khó làm được. Có như vậy, việc thu hút đầu tư vào đây sẽ nhiều hơn, chuỗi sản xuất dệt may VN mới có cơ hội liền khúc, tự chủ động được nguyên liệu trong nước sản xuất.

 

Theo SGGP

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Những điểm vượt trội của xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012 (10/5/2012 10:32:32 AM)
Lại kêu khó với ngành thuế và hải quan (10/5/2012 10:30:12 AM)
Ấn Độ nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam trong mùa lễ hội (10/4/2012 10:34:42 AM)
Indonesia quyết định ngừng việc xuất khẩu polyester (10/4/2012 10:33:52 AM)
Việt Nam sắp nhập khẩu 1.500 đầu gia súc từ Australia (10/4/2012 10:31:25 AM)
Xuất siêu 1,61 tỷ USD sang khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á (10/4/2012 10:30:07 AM)
Xuất khẩu dệt may sẽ vượt 15 tỷ USD (10/4/2012 10:28:55 AM)
Tăng trưởng xuất khẩu không đồng đều ở các thị trường (10/3/2012 9:44:11 AM)
Mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ (10/3/2012 9:43:42 AM)
Táo, lê TQ vào VN giá...4000 đồng/kg (10/3/2012 9:43:04 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com