|
Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đạt 700,3 triệu USD, giảm 12% so với năm 2012. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 289,57 triệu USD, giảm 27,19%; nhập khẩu đạt 410,8 triệu USD, tăng 3,2% so với năm 2012. Việc giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 so với năm 2012 chủ yếu do giảm xuất khẩu vàng, đá quý và cà phê; kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu do tăng nhập khẩu mặt hàng dược phẩm.
Đá quí, kim loại quí là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang Thụy Sĩ năm 2013, chiếm 26,2% tổng kim ngạch, sụt giảm 43,89% so với năm ngoái, chỉ đạt 75,85 triệu USD; mặt hàng điện thoại giảm mạnh nhất tới 99,74%, đạt 0,07 triệu USD; mặt hàng cà phê cũng giảm mạnh tới 96,12%, đạt 1,54 triệu USD.
Thống kê Hải quan về xuất khẩu sang Thụy Sỹ năm 2013.
ĐVT: USD
Mặt hàng |
T12/2013 |
Năm 2013 |
T12/2013 so với T12/2012
(%) |
Năm 2013 so với năm 2012 (%) |
Tổng kim ngạch |
23.549.288 |
289.567.024 |
-22,39 |
-27,19 |
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm |
2.734.499 |
75.852.363 |
-73,49 |
-43,89 |
Hàng thuỷ sản |
5.559.116 |
70.103.991 |
+42,60 |
+18,35 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
2.774.054 |
31.607.021 |
* |
* |
Giày dép |
3.417.382 |
24.388.451 |
-5,69 |
-11,30 |
Hàng dệt may |
1.101.529 |
13.568.143 |
-15,25 |
-3,85 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
661.956 |
10.057.526 |
+6,80 |
-23,88 |
Túi xách, ví, vali,mũ ô dù |
1.050.992 |
7.934.750 |
+52,02 |
+30,74 |
Sản phẩm từ sắt thép |
328.861 |
6.206.841 |
-44,81 |
+12,53 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
607.589 |
5.545.332 |
+2,74 |
-1,18 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
578.213 |
3.827.906 |
-44,94 |
-18,36 |
Sản phẩm Gốm sứ |
299.653 |
2.263.236 |
-5,94 |
+15,64 |
Cà phê |
0 |
1.536.638 |
* |
-96,12 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
0 |
127.995 |
* |
+38,25 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
67.253 |
67.253 |
* |
-99,74 |
Hàng hóa của Thụy Sĩ nhập khẩu về Việt Nam năm 2013 trị giá 410,83 triệu USD, tăng 3,19% so với năm 2012; trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này với 144,42 triệu USD, chiếm 35,15% trong tổng kim ngạch, giảm 17,84% so với năm 2012; tiếp đến là nhóm hàng dược phẩm 115,33 triệu USD, chiếm 28,07%, tăng 51,2%.
Trong năm 2013, mặt hàng bông nhập khẩu từ Thụy Sĩ tăng mạnh nhất tới 123,88% so với năm trước, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 0,46 triệu USD. Ngược lại nhóm sản phẩm sắt thép và thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm mạnh nhất, với mức giảm lần lượt là 73,18% và 51,03%.
Thống kê Hải quan về nhập khẩu từ Thụy Sỹ năm 2013.
ĐVT: USD
Mặt hàng |
Tháng 12/2013 |
Năm 2013 |
T12/2013 so với T12/2012
(%) |
Năm 2013 so với năm 2012 (%) |
Tổng kim ngạch |
35.338.659 |
410.829.301 |
+16,52 |
+3,19 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
11.048.455 |
144.415.696 |
-2,03 |
-17,84 |
Dược phẩm |
8.335.670 |
115.325.649 |
+20,31 |
+51,20 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
2.602.969 |
28.719.047 |
-16,54 |
+3,85 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
975.412 |
10.486.413 |
-4,00 |
+29,01 |
Sản phẩm hoá chất |
374.745 |
5.994.880 |
-36,33 |
-12,94 |
Sản phẩm từ sắt thép |
705.718 |
5.403.102 |
+104,31 |
-73,18 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu |
832.887 |
5.219.775 |
+42,91 |
-51,03 |
Nguyên phụ liệu dược phẩm |
300.063 |
4.272.509 |
+96,64 |
+13,39 |
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm |
93.936 |
4.214.316 |
-41,81 |
+20,47 |
Hoá chất |
250.692 |
3.496.602 |
-7,50 |
-3,15 |
Kim loại thường khác |
333.368 |
2.537.621 |
+0,15 |
-7,50 |
Vải các loại |
208.054 |
2.463.333 |
-64,01 |
-38,02 |
Bông các loại |
0 |
464.679 |
* |
+123,88 |
Cùng với chính sách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, việc Thụy Sĩ là nền kinh tế mạnh, ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là những thuận lợi cơ bản cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và Thụy Sĩ. Tuy nhiên, đặc điểm của thị trường Thụy Sỹ là hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và tính nhân văn. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng hóa xuất khẩu cần nghiêm túc đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và tuyệt đối không xử dụng lao động trẻ em trong các dây chuyền sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu.
Theo Vinanet
|