|
Tháng 2/2014 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường tăng trở lại sau 2 tháng sụt giảm liên tiếp; tháng 2 xuất khẩu tăng 15,57% về lượng và tăng 11,89% về kim ngạch so với tháng 1; nhưng cộng chung cả 2 tháng đầu năm 2014, lượng gạo xuất khẩu vẫn sụt giảm 2,16% so với cùng kỳ, đạt 791.437 tấn, nhưng kim ngạch vẫn tăng nhẹ 1,89%, đạt 371 triệu USD.
Thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại gạo của Việt Nam là Phlippines; tháng 2 xuất khẩu gạo sang thị trường này đều giảm trên 14% cả về lượng và kim ngạch, nhưng tính cả 2 tháng đầu năm thì xuất khẩu tăng rất mạnh so với cùng kỳ, tăng tới trên 600% về lượng và tăng 671% về kim ngạch (đạt 378.514 tấn, tương đương 174,91 triệu USD), chiếm 47,83% về lượng và chiếm 47,15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước.
Sang năm 2014, thị trường Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam; tháng 2 xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh trêm 100% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 1, nhưng tính chung cả 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Trung Quốc lại sụt giảm mạnh 41,34% về lượng và giảm 38,87% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 206.847 tấn, tương đương 89,08 triệu USD), chiếm 26,14% về lượng và chiếm 24,01% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bên cạnh đó là 3 thị trường cũng đạt kim ngạch trên 10 triệu USD 2 tháng đầu năm gồm: Hồng Kông 14,16 triệu USD; Gana 14,15 triệu USD; Singapore 12,23 triệu USD.
Nhìn chung, 2 tháng đầu năm xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường bị sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó các thị trường sụt giảm rất mạnh trên 90% về lượng và kim ngạch như: Indonesia, Angola, Algieri, Bờ biển Ngà.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang Philippines tăng mạnh trên 600% về lượng và kim ngạch; sang Gana, Đông Timo, UAE tăng trên 100% về lượng và kim ngạch so cùng kỳ.
Số liệu Hải quan về xuất khẩu gạo 2 tháng năm 2014
Thị trường |
T2/2014 |
2T/2014 |
T2/2014 so với T1/2014(%) |
2T/2014 so cùng kỳ(%) |
Lượng
(tấn) |
Trị giá
(USD) |
Lượng
(tấn) |
Trị giá
(USD) |
Lượng
|
Trị giá
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng cộng |
426.294 |
196.742.665 |
791.437 |
370.997.328 |
+15,57 |
+11,89 |
-2,16 |
+1,89 |
Philippines |
174.896 |
80.779.342 |
378.514 |
174.913.248 |
-14,11 |
-14,19 |
+600,55 |
+670,72 |
Trung Quốc |
144.016 |
61.754.979 |
206.847 |
89.083.085 |
+121,56 |
+118,94 |
-41,34 |
-38,87 |
Hồng Kông |
11.429 |
7.058.507 |
22.704 |
14.156.558 |
+1,37 |
-0,56 |
-39,08 |
-28,87 |
Gana |
16.298 |
8.405.424 |
25.536 |
14.154.339 |
+76,42 |
+46,21 |
+133,55 |
+106,60 |
Singapore |
14.388 |
6.902.581 |
24.106 |
12.234.021 |
+48,06 |
+29,47 |
-56,22 |
-50,79 |
Malaysia |
6.439 |
3.797.983 |
14.896 |
9.022.462 |
-23,86 |
-27,30 |
+9,60 |
-4,77 |
Đông Timo |
12.425 |
4.834.810 |
18.050 |
7.095.769 |
+120,89 |
+113,84 |
+164,59 |
+154,72 |
Hoa Kỳ |
2.023 |
1.402.445 |
4.770 |
3.221.995 |
-27,93 |
-24,22 |
+5,95 |
+15,72 |
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất |
1.385 |
880.913 |
3.096 |
2.024.184 |
-19,10 |
-22,95 |
+135,08 |
+121,23 |
Đài Loan |
1.433 |
897.432 |
3.181 |
1.931.658 |
-23,00 |
-16,86 |
-75,69 |
-67,34 |
Nam Phi |
1.099 |
474.748 |
3.314 |
1.405.723 |
-50,38 |
-49,01 |
-45,89 |
-50,55 |
Nga |
311 |
151.709 |
2.247 |
1.070.558 |
-83,94 |
-83,49 |
-74,68 |
-73,06 |
Brunei |
730 |
454.300 |
1.481 |
943.993 |
-2,80 |
-7,23 |
+7,32 |
+20,59 |
Indonesia |
0 |
0 |
1.400 |
721.000 |
* |
* |
-94,40 |
-95,42 |
Australia |
480 |
332.705 |
897 |
626.456 |
+3,67 |
+5,25 |
+74,51 |
+76,19 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
551 |
270.359 |
926 |
483.234 |
+46,93 |
+27,00 |
+9,59 |
+19,16 |
Hà Lan |
635 |
315.281 |
735 |
374.281 |
+535,00 |
+434,37 |
-68,40 |
-65,88 |
Bỉ |
615 |
331.450 |
653 |
349.994 |
* |
* |
-88,57 |
-82,70 |
Angola |
126 |
81.270 |
561 |
306.261 |
-71,03 |
-63,88 |
-97,69 |
-97,03 |
Algieri |
544 |
220.763 |
544 |
220.763 |
* |
* |
-96,79 |
-96,92 |
Tây BanNha |
168 |
125.078 |
194 |
139.968 |
+257,45 |
+386,59 |
+31,97 |
+103,20 |
Ucraina |
237 |
116.718 |
257 |
133.098 |
* |
* |
-84,70 |
-82,79 |
Bờ biển Ngà |
0 |
0 |
93 |
66.824 |
* |
* |
-96,38 |
-96,05 |
Pháp |
44 |
45.023 |
69 |
59.934 |
* |
* |
-57,67 |
-42,88 |
Nguyên nhân khiến XK gạo suy giảm là từ đầu năm đến nay, nhiều thị trường XK gạo chủ lực của ta như Indonesia, Philippines, Trung Quốc… đều giảm lượng nhập khẩu.
Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, hiện gạo XK của Việt Nam còn đang gặp phải sức cạnh tranh rất lớn đến từ các thị trường XK gạo khác. Cụ thể, Thái Lan đang có kho gạo lên đến 20 triệu tấn. Mặc dù gạo Thái Lan có phẩm cấp và giá bán cao hơn Việt Nam, nhưng do tình hình tiêu thụ gạo của Thái Lan đang gặp nhiều khó khăn, dưới sức ép của người nông dân, rất có thể thời gian tới, Thái Lan phải xả kho hàng với giá bán thấp hơn. Bên cạnh đó, vài năm gần đây, Ấn Độ và Pakistan đang vươn lên trở thành những quốc gia XK gạo hàng đầu thế giới. Myanmar và Campuchia chưa phải là nước XK gạo nhiều nhưng cũng là đối thủ đầy tiềm năng của gạo Việt Nam trong tương lai.
Tình hình XK gạo còn được dự báo gặp nhiều khó khăn hơn trong thời gian tới khi nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới chưa có dấu hiệu gia tăng, trong khi nguồn cung sẽ được bổ sung vào tháng 3 tới là thời điểm đồng bằng sông Cửu Long bước vào thu hoạch vụ đông xuân.
Để gỡ khó cho tình hình XK gạo, hiện nay Bộ Công Thương đang đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch thương nhân XK gạo, trong đó chọn lọc ra những thương nhân có đủ điều kiện cũng như có quá trình lịch sử xuất khẩu gạo tốt để tập trung hỗ trợ. Bên cạnh đó, năm 2014, gạo cũng chính là mặt hàng được dành nguồn vốn lớn nhất trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng các thị trường XK. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán với Chính phủ các quốc gia khác để tìm kiếm những hợp đồng XK gạo. Điều này có lợi ở chỗ, các thương nhân có thể tiến hành thực hiện đàm phán các hợp đồng xuất khẩu gạo dưới sự hỗ trợ, bảo lãnh của Chính phủ. Bằng cách này, thời gian qua, ta đã ký được một số hợp đồng với Philippines, Indonesia…
Về phía thị trường, Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường chủ lực của nước ta trong thời gian tới. Vì thế, cần phải tập trung đẩy mạnh xúc tiến XK gạo sang Trung Quốc, tuy nhiên, cần nắm sát những thông tin, diễn biến về thị trường lúa gạo ở nước này.
Ngoài Trung Quốc, châu Phi cũng là thị trường được đẩy mạnh các giải pháp XK gạo trong năm 2014. Tuy nhiên, thị trường này mặc dù có nhu cầu lớn và không đòi hỏi chất lượng gạo quá cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi do khoảng cách địa lý khá xa, các DN Việt Nam vẫn phải XK qua trung gian. Chính vì vậy, trong năm 2014, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các đoàn xúc tiến thương mại, tổ chức các cuộc gặp gỡ DN trực tiếp để ký được những biên bản ghi nhớ về XK gạo trực tiếp với DN của các quốc gia này.
Mặt khác, lựa chọn chủng loại gạo XK nào cũng đang là vấn đề được các DN quan tâm bởi trong khi gạo trắng cả cao cấp lẫn phẩm cấp thấp đều đang rất khó tiêu thụ thì các loại như gạo thơm, gạo nếp và gạo đồ vẫn đang tiêu thụ tốt. Năm 2013, riêng gạo thơm đã XK được gần một triệu tấn. Một trong những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khoảng hai triệu tấn gạo/năm là Nigieria lại có nhu cầu rất lớn về gạo đồ. Đây là những chủng loại gạo DN cần đẩy mạnh sản xuất để phục vụ XK thời gian tới. Tuy nhiên, để giữ được bạn hàng, DN phải đặc biệt quan tâm tới việc ổn định chất lượng.
Theo Vinanet
|